Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ nhất, giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo

hiểm, quyền và nghĩa vụ của họ khi mua bảo hiểm.

Về mặt lý luận, các điều khoản quy định trong hợp đồng cần phải đảm bảo các tiêu chí: đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đơn nghĩa, dễ hiểu. Trong đó tiêu chí “rõ ràng” là quan trọng nhất. Tuy nhiên, không ít hợp đồng tồn tại trên thực tế không phải lúc nào cũng đảm bảo được các tiêu chí nói trên dẫn đến việc các bên không có cách hiểu thống nhất về nội dung hợp đồng và vấn đề giải thích hợp đồng để giải quyết tranh chấp được đặt ra. Mục đích của việc giải thích hợp đồng là nhằm làm rõ nghĩa và phạm vi của hợp đồng hay một điều khoản cụ thể của hợp đồng.

Điều 21, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 có quy định: Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở quy định nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm mà không nói đến cách thức giải thích hợp đồng này như thế nào. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ vào các quy định tại điều 409 Bộ luật dân sự 2005. Luật cũng không quy định việc giải thích được thực hiện thông qua hình thức nào. Do đó, việc giải thích ở đây có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy theo thỏa thuận giữa các bên. Nội dung giải thích càng rõ

79

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

ràng, dễ hiểu thì thời hạn thiết lập hợp đồng càng nhanh chóng. Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những quy định của điều khoản hợp đồng, toà án có nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm.

Bên cạnh đó, kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm rất phức tạp, thuật ngữ chuyên môn khó hiểu, trình độ hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm nói chung còn hạn chế thì giải thích, hướng dẫn mọi thủ tục giấy tờ cho họ là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Đây là quy định hợp lý bởi lẽ doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng, do đó về nguyên tắc họ có nghĩa vụ diễn đạt các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc và phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

Hay nói cách khác, việc giải thích các điều khoản, điều kiện bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm là biểu hiện cụ thể cho nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm. Để đảm bảo nguyên tắc trung thực, việc giải thích này phải rõ ràng, chính xác, không được đưa ra những thông tin làm cho bên mua bảo hiểm nhầm lẫn dẫn tới việc giao kết hợp đồng ngoài ý muốn.

Thứ hai, cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên tham gia

bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng.

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng và là căn cứ mà bên mua bảo hiểm có thể khiếu nại đòi bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm kí tên, đóng dấu chấp nhận vào giấy yêu cầu bảo hiểm, tức là hợp đồng đã lập xong, dựa vào hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phải kịp thời cấp cho người tham gia bảo hiểm đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm để hai bên có cơ sở rõ ràng khi thực hiện nghĩa vụ và hưởng quyền lợi.

Thứ ba, bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra

trong thời hạn bảo hiểm đã quy định.

Đây là nghĩa vụ chính của doanh nghiệp bảo hiểm, nó thể hiện sự cam kết chặt chẽ giữa hai bên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên tham gia bảo hiểm. Nếu như hợp đồng bảo hiểm không có sự thỏa thuận về thời hạn bồi thường thì

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.80

Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất, nợ quá hạn do ngân hàng quy định tại thời điểm bồi thường.81

Thứ tư,giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường.

Cơ sở từ chối bồi thường xuất phát từ nhiều lý do, có thể là do thiệt hại thực tế không nằm trong phạm vi bảo hiểm, người yêu cầu bồi thường không có quyền lợi đối với hàng hóa bảo hiểm hoặc đối tượng bị thiệt hại không phải là hàng hóa được bảo hiểm.

Việc từ chối bồi thường phải được doanh nghiệp bảo hiểm lập thành văn bản để giúp bên tham gia bảo hiểm biết rõ những lý do mình không được bồi thường. Văn bản là hình thức bắt buộc mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện khi từ chối trả tiền bồi thường. Sở dĩ có quy định này là bởi vì khi có tranh chấp thực tế phát sinh thì bên mua sẽ có được những bằng chứng cụ thể của việc từ chối bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, còn doanh nghiệp bảo hiểm cũng giữ lại được những lý do cần thiết tự bảo vệ mình trước pháp luật khi có tranh chấp thực tế.

Như vậy, qua việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước ở chương 2 này, người viết đã có cơ sở để tìm hiểu về những tồn tại của loại hình bảo hiểm này, đồng thời tìm hướng giải quyết cho những tồn tại đó ở chương 3: Tồn tại và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc.

80

Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

81 Nguyễn Văn Định, Giáo trình quản trị Kinh doanh bảo hiểm, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009, trang 54.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

CHƢƠNG 3: TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC

Ở chương 2, quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước đã được người viết trình bày khá chi tiết. Nhìn chung, cơ sở pháp lý chỉ có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung, nhưng do hàng hóa cũng là một loại tài sản nên dịch vụ bảo hiểm hàng hóa trong nước cũng được điều chỉnh bởi những quy định trên. Có thể thấy rằng từ Nghị định 100/1993/NĐ-CP đến Luật Kinh doanh bảo hiểm là một sự đột phá trong quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù nhà nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc hướng đến hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tài sản nói chung và pháp luật bảo hiểm hàng hóa nói riêng, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định mà người viết sẽ đề cập trong chương này. Thông qua đó, người viết sẽ đề ra hướng hoàn thiện, cũng như một số giải pháp khắc phục nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước. Qua quá trình nghiên cứu, người viết thấy rằng pháp luật bảo hiểm hàng hóa trong nước còn tồn tại những thiếu sót, bất cập và đề ra giải pháp hoàn thiện đối với những vấn đề sau:

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)