Vấn đề về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Vấn đề về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

3.2.1. Tồn tại

Quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản nói chung và bảo hiểm hàng hóa trong nước nói riêng là hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, việc vận dụng trong thực tế đã gặp khó khăn do quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 49, Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: “trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”. Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu đòi bồi thường cho mình khi có đủ hai điều kiện:

 Người thứ ba phải có lỗi trong việc gây ra tổn thất cho người được bảo hiểm.

 Doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

Tuy nhiên, khoản 2, Điều 49, Luật Kinh doanh bảo hiểm lại quy định: “Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm”. Như vậy, quy định của khoản 2 và khoản 1 Điều 49 bất hợp lý ở chỗ, theo quy định tại khoản 1 thì doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm mới được quyền yêu cầu người được bảo hiểm chuyển quyền khiếu nại sang cho mình. Tuy nhiên tại khoản 2 lại quy định nếu người được bảo hiểm không bảo lưu quyền khiếu nại hoặc không chuyển giao quyền yêu cầu thì doanh nghiệp có quyền khấu trừ số tiền bồi thường theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Sự bất hợp lý ở đây thể hiện, sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường, nếu người được bảo hiểm có lỗi trong việc đảm bảo quyền khiếu nại của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người thứ ba gây ra thiệt hại thì liệu doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện được quyền khấu trừ số tiền bồi thường được nữa hay không. Số tiền bồi thường này do người được bảo hiểm nắm giữ và doanh nghiệp bảo hiểm muốn thực hiện quyền khấu trừ thì phải làm thủ tục để đòi lại. Nếu người được bảo hiểm không chịu trả thì phải kiện ra tòa và như vậy sẽ mất thời gian và tốn kém chi phí.

3.2.2. Giải pháp

Để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, pháp luật cần phải sửa đổi thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn theo hướng: khi doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bồi thường thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà người được bảo hiểm đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định như trên sẽ hợp lý và đảm bảo quyền lợi của cả người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm bởi các lý do:

1 - Khi doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý bồi thường thì quyền lợi của người được bảo hiểm đã được đảm bảo.

2 -Còn đối với doanh nghiệp bảo hiểm, họ có thể thực hiện được quyền khấu trừ tiền bồi thường của mình khi người được bảo hiểm từ chối hoặc không bảo lưu quyền đòi bồi thường.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam 3.3. Vấn đề về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

3.3.1. Tồn tại

Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định “Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định Bộ luật Dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

1 – Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

2 – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

3 – Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời hạn gia hạn đóng phí theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Theo khoản 2, Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận thì hợp đồng coi như bị chấm dứt, điều này có vẻ không hợp lí, ta sẽ xem xét ở tình huống dưới đây:

Công ty A kí hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm B cho lô hàng quần áo may sẵn. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, phí bảo hiểm sẽ được đóng theo hai đợt, đợt một hạn chót đóng phí là ngày 01/12/2013, đợt hai hạn chót đóng phí là ngày 20/12/2013. Công ty A đã tiến hành đóng phí đợt một đúng thời hạn đã nêu, nhưng đến lần đóng phí thứ hai thì cho đến hết ngày 20/12/2013, công ty A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ. Tối ngày 22/12/2013 thì toàn bộ lô hàng trên bị cháy sau vụ hỏa hoạn và rủi ro trên nằm trong phạm vi bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tranh chấp giữa các bên phát sinh, công ty A cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm B phải bồi thường cho A vì rủi ro xảy ra nằm trong phạm vi bảo hiểm. Doanh nghiệp B cho rằng B không phải bồi thường thiệt hại cho A vì A đã không thực hiện nghĩa vụ đóng phí đợt hai nên hợp đồng chấm dứt (căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm).

Về mặt lí luận, ta thấy trong trường hợp vừa nêu, công ty A không đóng phí bảo hiểm đợt hai là vi phạm nghĩa vụ không đóng đủ phí trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, công ty B có quyền yêu cầu công ty A đóng đủ khoản phí đó, chứ việc xác định hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm là không hợp lí, bởi lẽ trên thực tế hợp đồng đang phát sinh hiệu lực và công ty A cũng đã đóng đủ phí đợt một nên việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này là rất khó xác định. Chính vì vậy quy định này cần được xem xét và sửa đổi để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong hợp

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước. Cụ thể, cần xác định rõ tại thời điểm nào thì hợp đồng bảo hiểm thực sự chấm dứt và trường hợp nào hợp đồng không chấm dứt. Bộ luật Dân sự quy định về chấm dứt hợp đồng nhưng không nêu rõ thời điểm nào. Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng không hề đề cập đến nội dung này. Trong khi đó, đối với lĩnh vực bảo hiểm, việc xác định thời điểm nào hợp đồng bị chấm dứt đóng vai trò rất quan trọng, vì nó quyết định vấn đề có phát sinh hay không phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

3.3.2. Giải pháp

Trong ba trường hợp đã nêu ở Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp thứ nhất đã quá rõ ràng. Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt tại thời điểm bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Ở đây, cần phân tích rõ trường hợp thứ hai và thứ ba để có cơ sở áp dụng trên thực tế vì luật không quy định rõ thời điểm chấm dứt hợp đồng.

* Đối với khoản 2, Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm người viết chia ra hai trường hợp:

Thứ nhất, bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa

thuận trong hợp đồng. Với trường hợp này cần quy định hợp đồng không chấm dứt, vì rất khó xác định thời điểm nào chấm dứt. Chúng ta phải thừa nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng này kể từ thời điểm đóng phí. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng đủ số phí còn lại nhưng nếu có xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm.

Thứ hai, bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa

thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp này nên được hiểu là chưa phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng vì bên mua bảo hiểm chưa thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, chứ không xem là chấm dứt hợp đồng.

*Đối với khoản 3, Điều 23, khi bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt kể từ khi hết thời gian gia hạn.

Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí đến hết thời gian gia hạn. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường và bên mua bảo hiểm phải đóng phí cho toàn bộ thời gian bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

*Về vấn đề đóng phí sau thời gian gia hạn, pháp luật cần phải quy định:

Trường hợp hết thời gian gia hạn, bên mua bảo hiểm mới đóng phí và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận thu phí bảo hiểm thì coi như hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm đóng phí. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra từ thời điểm kết thúc thời gian gia hạn đến thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận phí sẽ không phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.4. Vấn đề về nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm

3.4.1. Tồn tại

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Vấn đề đặt ra đối với nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm mà không thực hiện nghĩa vụ đóng phí.

Về mặt lí luận ta thấy rằng, một khi bên mua bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro thay cho mình thì họ phải có trách nhiệm với đề nghị này. Bởi vì trước lời đề nghị đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải dự kiến số tiền bảo hiểm, mất nhiều chi phí để tính toán về phí bảo hiểm cũng như các chi phí để định giá hàng hóa, hình thành nên hợp đồng. Việc bên mua bảo hiểm đưa ra đề nghị và tiến hành giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm nhưng sao đó không đóng phí thể hiện sự vô trách nhiệm trước lời đề nghị của mình. Vì vậy, để tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định mà không thu được phí bảo hiểm và nhằm ngăn ngừa việc bên mua bảo hiểm đã tiến hành giao kết hợp đồng mà không chịu đóng phí, pháp luật nên quy định cụ thể hình thức chế tài áp dụng đối với bên mua bảo hiểm khi họ không đóng phí bảo hiểm.

3.4.2. Giải pháp

Người viết xin đưa ra kiến nghị quy định chế tài nhằm bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm và có chế tài thích đáng đối với bên đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm nhưng lại không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như sau:

Sau khi giao kết hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm như đã thỏa thuận thì phải bồi thường những thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm do hành vi này gây ra”.

Với quy định này sẽ góp phần hạn chế được tình trạng không đóng phí sau khi giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm và đền bù được các chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bỏ ra cho việc giao kết hợp đồng.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam 3.5. Vấn đề về chuyển nhƣợng hợp đồng bảo hiểm

3.5.1. Tồn tại

Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng, theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm tại điều 26 như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó”.

Rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm còn quá chung chung và mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến điều kiện của bên nhận chuyển nhượng, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

Việc chuyển nhượng có cần sự đồng ý của người được bảo hiểm hay không? Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng? Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác, thì doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã kê khai không trung thực Giấy yêu cầu bảo hiểm mà theo điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thu phí đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ hay không? Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ hay không và phải giải quyết vấn đề này như thế nào?… Rõ ràng, đây là những nội

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

dung quan trọng nhưng Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã bỏ ngỏ, do vậy khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

3.5.2. Giải pháp

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng, đặc thù và khá phức tạp, đòi hòi cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, như đã phân tích tại phần những tồn tại của pháp luật, theo người viết thì nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp và hoàn thiện nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Người viết xin đưa ra kiến nghị bổ sung thêm hai khoản 3 và 4 cho Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

“3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)