Quyền của bên mua bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm

Một là, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu phía doanh nghiệp bảo hiểm

giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

Khi xảy ra rủi ro, bên mua bảo hiểm có được hưởng quyền lợi bảo hiểm hay không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Theo khoản 3, Điều 20, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: “Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm”, được Bộ Tài Chính thông qua nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm.60

Các quy tắc và điều khoản bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm ban hành là sự quy định chi tiết về nội dung của sản phẩm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên. Như vậy, để xác lập nên hợp đồng bảo hiểm, ngoài việc các bên phải tuân thủ quy định của luật chung và luật riêng về hợp đồng bảo hiểm, còn phải tuân thủ các quy định trong quy tắc và điều khoản bảo hiểm. Sở dĩ pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm vì lĩnh vực bảo hiểm rất phức tạp và tùy vào từng loại nghiệp vụ mà quan hệ bảo hiểm có những đặc thù riêng. Chính vì sự đa dạng và phức tạp đó nên Luật Kinh doanh bảo hiểm

60

Theo quy định tại khoản 4, Điều 20, Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm thì quy tắc, điều khoản do doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng phải đảm bảo:

- Tuân thủ pháp luật, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế;

- Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, diễn đạt đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải định nghĩa trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm.

- Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, các quy định về giải quyết tranh chấp.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

không thể quy định bao trùm và chi tiết cho từng nghiệp vụ. Do vậy, khi doanh nghiệp bảo hiểm ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đó.

Hai là,bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

bảo hiểm.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; nếu có thiệt hại phát sinh do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.61

Ngoài ra, bên mua bảo hiểm còn có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu trên. Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp này nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.62

Ở góc độ lý luận, ta thấy việc doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng là một hành vi lừa dối. Hậu quả pháp lý của hành vi lừa dối đó là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu và việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.63

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hành vi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì khác hẳn so với hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Khi hợp đồng bị

61

Khoản 3, Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

62

Khoản 1, Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

63

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.64

Do đó, vấn đề này sẽ được người viết nghiên cứu sâu hơn ở chương tiếp theo.

Ba là, bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo

thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.

Chuyển nhượng hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng là một trong những nội dung không thể thiếu được pháp luật điều chỉnh. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có bản chất là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý - kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng. Theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác nếu có theo hợp đồng.

Theo sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 thì hợp đồng bảo hiểm được phân thành ba loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Và việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm của từng loại hợp đồng trên cũng chưa có sự điều chỉnh cụ thể của luật mà chỉ có một quy định chung tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm, theo đó thì: Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó.

Rõ ràng quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nêu trên chưa thấy đề cập đến điều kiện đối với người nhận chuyển nhượng, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm… mà chỉ đề cập đến các vấn đề về quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, vấn đề được nêu ra sẽ được người viết trình bày chi tiết ở chương tiếp theo của luận văn.

64

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 45)