Trong điều kiện có mức lạm phát còn cao và kinh tế chưa ổn định đa phần các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thường ưa chuộng mô hình phát hành trái phiếu có lãi suất thay đổi loại hình trái phiếu này có lãi suất thay đổi phụ thuộc vào số ngành lãi khác so với lãi suát cơ bản. Khi sự biến động của lạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất cho nên loại hình phát hành trái phiếu này ngày càng phổ biến.
Có thể thấy được việc huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu sẽ rất có lợi cho công ty trách nhiệm hữu hạn và chủ sỡ hữu trái phiếu bởi những lí do sau đây
Phát hành trái phiếu đảm bảo cho họ có được nguồn vốn ổn định và dài hạn trong khi đi vay ngân hàng ít được nguồn vay dài hạn như thế. Ở những dự án lớn thì thời hạn vay có thể lâu hơn nhưng ngân hàng lại giới hạn về số vốn vay.
Việc phát hành trái phiếu cũng là cơ sở để công ty có thể tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài mà không bị kiểm soát bởi các tổ chức khác, đồng thời khi phát hành trái phiếu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cũng không thể bị thao túng bởi những tổ chức, cá nhân ngoài công ty như phát hành chứng khoán.
Đối với chủ sở hữu trái phiếu: Việc đầu tư vào trái phiếu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cũng có nhiều lợi thế chẳng hạn so với các chứng khoán khác thì lãi suất trái phiếu cao hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các nhà đầu tư chưa quan tâm đến thị trường trái phiếu. Thực trạng này có thể hiện bởi các nguyên nhân sau:
Do sự hiểu biết về công cụ huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu chưa cao nên công ty chưa nhìn thấy được tất cả lợi thế cũng như tiềm năng của phương thức huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu công ty
Thị trường trái phiếu còn kém phát triền, tính thanh khoản trong trái phiếu chưa cao nên khó phát hành
Nền tăng cơ bản về lãi suất chưa có khiến cho công ty chưa có cơ sở để xác định lãi suất khi phát hành trái phiếu
Ngoài ra, các chế định tài chính trung gian chưa quan tâm đến việc tạo lập thị trường cho trái phiếu, các tổ chức tài chính cũng chưa đầu tư nhiều trong việc thuyết phục các công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển mô hình huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu.
Bên cạnh đó về mặt pháp lí, năm 2006 chính phủ ban hành nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẽ, tạo điều kiện cho công ty huy động vốn ngoài kênh ngân hàng, tuy nhiên tính đến năm 2011 thì chỉ có 18 doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động hơn 43.000 tỷ đồng một số doanh nghiệp tư nhân cũng công bố phát hành trái phiếu nhưng tỉ lệ thành công chưa được thống kê 25
. Điều này cho thấy quy định này còn nhiều khoản không hợp lí làm cho cơ chế huy động vốn còn thấp.
Tại Việt Nam thị trường trái phiếu chính chủ lớn mạnh hơn hẳn nhiều so với thị trường trái phiếu doanh nghiệp cùng với sự phát triển khá thành công của trái phiếu chính phủ thì tình hình trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2012 đã có nhiều khởi sắc. Cụ thể như sau, ở năm 2010 số trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 47000 tỉ đồng thì đến năm 2012 trái phiếu danh nghiệp đã đạt 80000 tỉ đồng tăng hơn 50% chỉ trong vồn 2 năm26
từ đó cho thấy bước phát triển của loại hình trái phiếu doanh nghiệp cũng đáng được ghi nhận
Để tiếp tục thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, tạo một hành lang pháp lý để công ty trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu, ngày 14/10/2011 chính phủ đã ban hành nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có thể nói đã sữa đổi, và khắc phục được một số điểm bất cập của nghị định 52/2006 như mở rộng phạm vi lãnh thổ: Ở nghị định cũ chỉ đề cập đến vấn đề phát hành trái phiếu trong nước những ở nghi định mới vấn đề phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được chuyển khai rõ, nâng cao tiêu chuẩn điều kiện để phát hành trái phiếu củ thể ở khoản 4 điều 4 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về việc phải đảm bảo số vốn chủ sở hữu ít nhất là 20%. Thêm một điểm mới ở nghị định này thì công ty trách nhiệm hữu hạn muốn phát hành trái phiếu bắt buộc phải phát sinh lãi.
Số liệu từ Bộ tài chính cho thấy riêng năm 2012 có 43 doanh nghiệp đăng kí phát hành trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng 37,737 tỉ đồng theo hình thức riêng lẽ nhưng con số thực tế đã phát hành là 24.328 tỉ đồng 27 qua số liệu đó cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh và việc huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa là kênh huy động chính của doanh nghiệp vì quy mô phát hành còn nhỏ và tính thanh khoản còn hạn chế là do việc phát hành trái phiếu dựa trên uy tín của công ty, đa phần các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam có quy mô nhỏ và mới thành lập trong những năm gần đây cho nên yêu cầu uy tín chưa được khẳng định trong cái nhìn của nhà đầu tư, bên cạnh đó nhà đầu tư chưa mặn mà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp vì thiếu thông tin về rũi ro phát hành trái phiếu, hay thông tin xác định mức lãi xuất hợp lí. Hiện nay chưa
26 Bộ tài chính viện chiến lược và chính sách tài chính: thị trường trái phiếu tăng trưởng nhất khu vực,
http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?pers_id=42972372&is=1 [truy cập ngày 11/11/2013]
27www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/25195/Phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-chua-co-dinh-muc-tin- nhiem.aspx , [truy cập ngày 23/10/2013]
thấy có văn bản nào quy định cụ thể về khoản lãi suất này. Đa số thì lãi suất trái phiếu do chính công ty quy định, do đó khi công ty thiếu hụt cần nguồn vốn nhiều trong thời gian ngắn thì thường đưa ra lãi suất rất cao bất hợp lí có thể mất cân bằng về vốn khi công ty phải gánh thêm phần lãi suất lớn, tăng rũi ro cho nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu do công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng hiện nay được xem như một hoạt động tín dụng của ngân hàng, chưa thể hiện được đặc tín cơ bản của trái phiếu là một giấy tờ có giá và thu hút nhiều vốn đầu tư. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đạt trong quý III hơn 19.900 tỷ đồng có 7 đợt phát hành trái phiếu 28. Từ những thực tế trên cho thấy khả năng thị trường trái phiếu dồi dào có tiềm năng lớn để phát triển tuy nhiên như quy định về pháp luật điều chỉnh loại hình trái phiếu doanh nghiệp này chưa triển khai rõ và còn nhiều bất cập.
Đối với trái chủ: Việc đầu tư vào trái phiếu là đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nhầm mục đích thu lợi nhuận việc bỏ tiền ra cho công ty vay được làm theo thủ tục đổi lại là một loại giấy tờ có giá. Huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu thường nhấm vào những nguồn vốn lớn và dài hạn tuy nhiên nhà đầu tư (trái chủ lại không thể biết được tình hình nguồn vốn mà họ đầu tư như thế nào) chủ trái không có quyền được tham gia vào hội đồng thành viên. Đối với các khoản phát hành trái phiếu có bảo đảm thì tại điều khoản 2 điều 21 29 Nghị định 90/2011/NĐ-CPđược quy định cụ thể còn với các khoản phát hành trái phiếu không bảo đảm thì không được nhắc đến
Nếu việc huy động vốn nhiều nhưng trong quá trình đó phát sinh rủi rõ mất đi số tiền đầu tư của trái chủ, nhưng công ty chỉ chịu những khoản nợ hữu hạn trong phạm vi cam kết của các thành viên góp vốn thì người thiệt thòi trong trường hợp này thuộc về trái chủ. Cũng tại điều 37 luật phá sản 20004 thì khi doanh nghiệp phá sản thứ tự ưu tiên chi trả chưa được đề cập rõ ràng đến chủ sở hữu pháp hành trái phiếu. Tại điểm c khoản 1 điều 37 30 thì quy định các khoản nợ không bảo đảm
28
Kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/diem-la-cu-trai-phieu-doanh nghiep-2898044.html
29 Đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản cùa doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản bên thứ ba, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu thì các tài sản sẽ được phát mại để thanh toán gốc, lãi của trái phiếu theo quy định hiện hành
30 Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong doanh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ đẻ thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ điều được thanh toán đủ số nợ của mình, nếu giá trị tài sản không được thanh toán các khoản nợ thì chủ nợ chỉ được thanh toán theo tỉ lệ tương ứng
được hoàn trả nhưng không quy định khoản nợ đó phát sinh từ việc huy động bằng