Quyền của thành viên góp vốn

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về phương thức huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Trang 41)

Theo điều 41 của Luật Doanh Nghiệp 2005 thì người viết có thể phân chia quyền của thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành ba quyền cơ bản như sau:

Nhóm quyền về tài sản của thành viên góp vốn là quyền cơ bản, quan trọng

bật nhất của thành viên công ty nó liên quan đến vốn góp, tài sản, và lợi nhuận công ty lại được người viết chia ra thành các quyền như:

Thứ nhất, được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình khi công ty đã nộp đủ thuế cho nhà nước và hoàn thành hết các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau khi công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động phát sinh lợi nhuận khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với cơ quan nhà nước thì số tiền đó được chia theo một tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp thành viên nào có tỉ lệ vốn góp nhiều thì số lợi nhuận được chia nhiều, điều này đảm bảo quyền lợi công bằng cho các thành viên theo chiều dọc về tỉ lệ góp vốn từ thấp xuống cao nói như vậy thì một thành viên góp vốn điều được phân chia lợi nhuận nhưng số lợi nhuân chỉ bằng tỉ lệ với phần thành viên đó đã cam kết ở điều lệ công ty.

Thứ hai, được chia tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp của mình khi công ty phá sản hoặc giải thể. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về số tài sản phần vốn góp của mình. Khi công ty phá sản hoặc giải thể sao khi đã phân chia thứ tự tài sản theo quy định của luật phá sản 2004 tài sản còn lại sẽ được chia cho thành viên góp vốn của công ty theo một tỉ lệ dựa trên phần vốn góp của các thành viên trong điều lệ công ty.

Thứ ba, được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng để thừa kế, tặng cho và các cách khác theo quy định cua pháp luật và điều lê công ty. Đây là quyền lợi thứ ba thể hiện quyền về tài sản của thành viên góp vốn, vốn ở đây được coi như một tài sản thuộc quyền sở hữu của thành viên góp vốn và thành viên này có quyền định đoạt, sử dụng số vốn miễn hành vi đó là đúng pháp luật.

Nhóm quyền quản lí, kiểm soát của các thành viên góp vốn

Thứ nhất, tham dự hợp hội đồng thành viên, thảo luận kiến nghị biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên. Quyền lợi này là quyền cơ bản nhất của các thành viên góp vốn nó phát sinh khi các thành viên đã cam kết góp vốn ở điều lệ công ty, quyền này cho thấy sự công bằng đối với các thành viên với nhau, không phân biệt tỉ lệ vốn góp miễn khi thành viên đã bỏ vốn vào công ty thì quyền tham gia vào tổ chức cơ cấu công ty cũng như cho ý kiến về việc thay đổi công ty.

Thứ hai, có số phiếu biểu quyết tương ướng với phần vốn góp. Điều này có nghĩa là số vốn góp của thành viên này càng lớn thì số phiếu biểu quyết của thành thành viên này cũng lớn theo một tỉ lệ mà công ty quy định. Điều này có thể hiểu cơ bản như sau” thành viên nào góp nhiều vốn thì ý kiến của các thành viên đó càng có giá trị” như người viết trình bày công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là mô hình công ty đối vốn, vốn ở đây là cơ sở phân chia quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các thành viên góp vốn . Vốn thành viên bỏ ra càng nhiều thì quyền lợi càng cao và nghĩa vụ cũng đi theo một tỉ lệ thuận với quyền lợi.

Thứ ba, được ưu tiên góp vốn thêm vào công ty khi công ty tiến hành tăng vốn điều lệ công ty. Thành viên góp vốn là đối tượng đầu tiên mà công ty muốn hướng tới khi tiến hành tăng vốn điều lệ của công ty. Vì bản chất là công ty bị hạn chế về số lượng thành viên góp vốn nên công ty thường chọn giải pháp tăng vốn điều lệ từ các thành viên cũ, trên thực tế mà nói việc hợp tác lâu dài giữa các thành viên với nhau sẽ dễ dàng hơn khi kết nạp thêm thành viên mới vào công ty, nó sẽ kéo theo thủ tục để thay đổi thành viên trong công ty và tỉ lệ phân chia lợi nhuận mới trong công. Thành viên có công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ theo quy định của pháp luật.

Nhóm quyền thông tin của thành viên góp vốn.

Thứ nhất, kiểm tra, xem xét, tra cứu sao chép hoặc trích lục sổ đăng kí thành viên và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, sổ biên bản hợp hội đồng thành viên các giấy tờ và tài liệu của công ty. Đây là quyền lợi cơ bản nhất về sự kiểm soát vốn cũng như tình hình hoạt động của công ty mà thành viên góp vốn vào. Quyền lợi này đảm bảo sự an toàn về quản lí số vốn mà thành viên góp, số vốn mà thành viên bỏ ra vẫn chịu sự kiểm soát của thành viên đó nhưng chỉ dưới góc độ mà pháp luật cho phép.

Thứ hai, khiếu nại hoặc gởi đơn kiện giám đốc hoặc tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại cho các thành viên góp vốn hoặc công ty theo quy định của pháp luật. Quyền lợi này đảm bảo sự công bằng cho các thành viên góp vốn. Khi các thành viên này tiến hành góp vốn vào công ty theo trong bản điều lệ thì quyền này cũng phát sinh cho nên công ty phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết trong điều lệ công ty. Trong trường hợp giám đốc hoặc tổng giám đốc có những hành vi xam phạm đến quyền lợi hợp pháp hoặc gay thiệt hại cho công ty thì thành viên này hoàn toàn có quyền khiếu nại với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết.

Ngoài ra, còn có các quyền lợi khác mà thành viên góp vốn được quy định chi tiết ở Luật Doanh Nghiệp hiện hành cũng quy định bảo vệ quyền lợi cho các thành viên có tỉ lệ góp vốn thấp nhầm điều chỉnh cán cân về quyền lợi giữa thành viên có tỉ lệ vốn góp cao và thành viên có tỉ lệ vốn góp thấp ở công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về phương thức huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)