Với nền kinh tế thị trường hiện nay số lượng công ty đi vào hoạt động không ngừng tăng nhanh trên trang đăng kí kinh doanh, cổng đăng kí kinh doanh quốc gia từ quý 2 của năm 2013 đến ngày 13/10/2013 thì đã có hơn 3006 công ty và doanh nghiệp đăng kí hoạt động và có mã số doanh nghiệp riêng đã có hơn 800 doanh nghiệp hoạt động với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn21 điều này có nghĩa mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn ngày càng khẳng định được tìm năng để phát triển mô hình kinh doanh vừa và nhỏ hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Việc đăng kí tăng vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên ngày càng tăng cụ thể như sau trên trang đăng kí kinh doanh cổng thông tin quốc gia cho thấy có cả nước từ đầu năm 2013 cho ngày 13/10/2013 đã có 4542 trường hợp thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh trong đó số công ty trách nhiệm hưu hạn thay đổi vốn điều lệ ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu là con số này chỉ có 8 trường hợp tăng vốn điều lệ22 cho thấy tuy việc đăng kí kinh doanh công ty ngày càng tăng nhưng việc thay đổi tăng vốn điều lệ thì còn hạn chế. Lí do các công ty trách nhiệm hữu hạn ít chọn phương thức huy động vốn bằng việc tăng vốn điều lệ đa phần bởi thủ tục pháp lý tương đổi rờm rà qua nhiều quy trình pháp lý, đồng thời việc thay đổi cơ cấu về vốn điều lệ hiển nhiên kéo theo nhiều vấn đề về nội bộ bộ máy công ty trách nhiệm hữu hạn và việc phân chia lợi nhuận.
21 Cổng thông tin đăng kí kinh doanh quốc gia,
http://bocaodientu.dkkd.gov.vn/egazette/Forms/Egazette/DefaultAnnouncements.aspx?h=0 [ Ngày truy cập 13/10/2013]
22
Cổng thông tin đăng kí kinh doanh quốc gia
http://bocaodientu.dkkd.gov.vn/egazette/Forms/Egazette/DefaultAnnouncements.aspx?h=0 [ ngày truy cập 13/10/2013]
Ví dụ thực tiễn về việc tăng vốn điều lệ bằng việc tăng thêm nguồn vốn từ các thành viên góp vốn ở
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại-Dịch Vụ Việt Dũng có mã số doanh nghiệp là :1900295301 được đăng kí thành lập vào ngày 08/09/2004 có trụ sở chính ở số: B2,Trung tâm thương mại Phường 3, Thành phố Bạc Liêu,Tỉnh Bạc Liêu Việt Nam. Có người đại diện theo pháp luật là ông Dương Văn Khanh vốn điều lệ của công ty này khi mới thành lập là 130000000 triệu đồng với 3 thành viên góp vốn là ông Dương Văn Khanh sở hữu 38% vốn điều lệ,Dương Quốc Hùng 47% và bà Lê Ngọc Hà là 15% vốn điều. Sau hơn 9 năm hoạt động quý công ty quyết định tăng vốn điều lệ công ty lên từ 1,3 tỷ đồng thành 3tỷ đồng. Việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến nhiều thay đổi vê tỉ lệ vốn giữa các thành viên góp vốn với nhau. Cụ thệ vốn điều lệ của ông Dương Văn Khanh từ 38% tăng lên 73%, ông Dương Quốc Hùng từ 47% nay chỉ còn 20% và bà Lê Ngọc Hà còn 7% việc thay đổi này kéo theo nhiều thay đổi trong bộ máy công ty. Người nắm giữ tỉ lệ vốn cao hơn thì quyền biểu quyết khi ra quyết định sẽ có giá trị hơn. Đồng thời tỉ lệ phân chia lợi nhuận của công ty cũng được thay đổi được quy định ở điều lệ công ty sữa đổi được trình cho cơ quan chức năng23
Ví dụ phương thức tăng vốn điều lệ qua con đường kết nạp thêm thành viên góp vốn mới ở công ty :
Trách Nhiệm Hữu Hạn Phú Lâm công bố thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh có mã số doanh nghiệp là 1600821618 ngày đăng kí thành lập là 21/02/2006 có địa chỉ trụ sở được đặt tại khu công nghiệp Xuân Tô,( khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên,An Giang,Việt Nam. Người đại diện hợp pháp của công ty này là ông Trần Văn Quyển số vốn điều lệ cũ là 19 tỉ với 5 thành viên góp vốn là công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hiển Vinh với số vốn là 3,99 tỉ đồng tương ứng với 21% tỉ lệ vốn điều lệ,công ty cổ phần phát triển rừng Toàn Cầu 9,31 tỉ đồng chiếm 49% tỉ lệ,Trần Văn Quyển có 1,2 tỷ đồng chiếm tỉ lệ là
23
bố cáo điện tử được đăng từ này 22/5/2013 đên 22/5/2014
6,31%, Lâm Minh San 4,3 tỉ đồng chiếm 22,63% tỉ lệ vốn điều lệ cuối cùng là Huỳnh Ngọc Minh với số vốn trong điều lệ công ty là 0,2 tỉ đồng chiếm 1,05%24.
Qua những ví dụ trên cũng như trong quá trình tìm hiểu thực trạng về phương thức huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên người viết nhận thấy, việc các công ty sử dụng phương thức tăng vốn qua phương thức tăng vốn điều lệ còn hạn chế, phương thức này chưa được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp vì những lí do sau:
Thứ nhất, các thành viên khi tiến hành góp vốn vào công ty khi mới thành lập đã tận dụng tối đa nguồn vốn mình có để phát triển quy mô kinh doanh, có thể không còn vốn để góp thêm vào công ty
Thứ hai, như đã nói khi góp vốn bằng phương thức kết nạp thêm thành viên mới sẽ làm thay đổi về cơ cấu tổ chức, cũng như quyền lợi về phân chia lợi nhuận của các thành viên góp vốn, cũng như người viết đã nói đây là mô hình công ty đối nhân các cá nhân, chủ yếu hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mà các thành viên trong công ty cũ đã có một thời gian làm việc cùng nhau sẽ dễ dàng hơn so với việc phải kết nạp thêm thành viên mới.
Về hệ thống văn bản pháp luật, người viết nhận thấy quy định về điều kiện để tiến hành tăng vốn điều lệ chưa được quy định cụ thể và chi tiết ví dụ như ở điểm b khoản 2 điều 47 luật doanh nghiệp 2005 quy định hội đồng thành viên có thẩm quyền tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức tăng vốn nhưng ở điều 52 lại không quy định cụ thể điều kiện tăng vốn thông qua quyết định của hội đồng thành viên. Cũng tương tự về tỉ lệ cụ thể để kết nạp thành viên mới vào công ty do hội đồng thành viên quyết định cũng không được nhắc đến trong điều luật trên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng điều kiện tuyên quyết để tiến hành phương thức huy động vốn điều lệ. Nhưng hệ thống pháp luật lại gặp vướng mắc khi chưa quy định được cụ thể rõ ràng, đó là lý do người viết có những đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy chế pháp lý về huy động vốn qua phương thức tăng vốn điều lệ.
24bố cáo điện tử được đăng từ này 22/5/2013 đên 22/5/2014