Về Phân phối xanh

Một phần của tài liệu MARKETING XANH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGHIÊN CỨU TRÊN SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH LONG AN.PDF (Trang 83)

Các DN sản xuất nên tạo lập mối quan hệ tốt với lãnh đạo của các TTTM, trung tâm mua sắm, các chợ đầu mối và các điểm bán hàng… để sản phẩm xanh của mình hiện diện trên các kệ bán, gian hàng; kêu gọi sự hỗ trợ của các kênh siêu thị trong việc đưa sản phẩm xanh đến tay người tiêu dùng bằng một không gian trưng bày riêng, bày trí một cách khoa học, thuận tiện và bắt mắt người tiêu dùng. Ví dụ như Saigon Co.op hỗ trợ vị trí cho DN xanh trưng bày riêng cho các sản phẩm xanh, trang trí khu vực trưng bày.

Ngoài ra, DN cũng nên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phân phát túi TTVMT trong các hoạt động tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường tại các chợ và siêu thị, khuyến kích người tiêu dùng thu gom rác và túi nylon đã qua sử dụng quanh các điểm chợ và siêu thị; lấy chữ ký ủng hộ của các tiểu thương trong chợ và siêu thị cùng nhân dân tham gia hưởng ứng.

Ngoài ra còn có các giải pháp từ phía Nhà nước trong việc đẩy mạnh tiêu dùng túi TTVMT như:

Hoàn thiện môi trường pháp lý. Vì hiện nay hệ thống các quy định đối với vấn đề môi trường tại Việt Nam còn chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập và không đồng bộ. Điều này đã gây không ít khó khăn cho những DN đầu tư sản xuất sản phẩm TTVMT khi mà tiêu chí sản phẩm vẫn chưa được quy định rõ ràng. Bên cạnh đó, có rất nhiều tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế nên vượt quá khả năng của các DN trong nước.

Thực hiện miễn thuế thu nhập cho những DN đầu tư sản xuất túi TTVMT.

Trợ cấp cho DN dưới các hình thức ưu đãi về vốn như lãi suất thấp, gia hạn nợ…

Nhằm tăng cường việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm TTVMT, ngoài công cụ pháp luật, khoa học - công nghệ thì công cụ kinh tế đóng vai trò hết sức

quan trọng. Đó là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm TTVMT như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Cùng với chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm TTVMT, còn có Luật Thuế Bảo vệ môi trường năm 2010, quy định các loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi nylon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, TTTM so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi nylon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi nylon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt. Cùng với đó, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…. đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi nylon khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp. Đề án yêu cầu, các cơ quan chức năng cần rà soát, sửa đổi, bổ sung phí xử lý chất thải đối với túi nylon khó phân hủy nhằm tăng cường trách nhiệm của người sử dụng. Ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nylon khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế. Tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi TTVMT đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nylon khó phân hủy…

Một phần của tài liệu MARKETING XANH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGHIÊN CỨU TRÊN SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH LONG AN.PDF (Trang 83)