Về Sản phẩm xanh

Một phần của tài liệu MARKETING XANH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGHIÊN CỨU TRÊN SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH LONG AN.PDF (Trang 80)

Các sản phẩm TTVMT để được công nhận thì phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi trường từ giai đoạn sản xuất (từ nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất) cho đến giai đoạn đưa vào tiêu dùng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ sau quá trình sử dụng sản phẩm (tính chất tái

chế cũng như tự phân hủy, không gây tổn hại cho môi trường tại các bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Quá trình tạo nên một sản phẩm TTVMT là một quá trình khắt khe từ các giai đoạn khác nhau. Quá trình này đòi hỏi cần có nguồn lực tài chính và sự đầu tư tốt, nghiên cứu nhiều hơn các sản phẩm tương tự thông thường khác.

Muốn vậy, đầu tiên DN cần tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Một khi DN đặt chủ trương vì môi trường vào mục đích kinh doanh của mình thì họ đã giành được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Lợi thế cạnh tranh này phải xuất phát từ hoạt động R&D. Có thể nói R&D là động lực chủ yếu cho việc cải tiến sản phẩm và có vai trò quyết định trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh cho DN trong môi trường kinh doanh luôn luôn biến động như hiện nay. Nhưng một vấn đề quan trọng khác là khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh cho thấy một quá trình cải tiến sản phẩm không ngừng của DN. Để kết hợp thành công khả năng giữ lợi thế và kế hoạch R&D của mình, DN nên xem xét các cách thức sau:

Tiến hành phân tích chu kỳ sản phẩm (LCA): là quá trình kiểm tra toàn diện những tác động đến môi trường của một sản phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sản xuất và phân phối đến việc sử dụng và loại bỏ sản phẩm.

Phân tích các xu thế lớn định hình thị trường. Nhận biết xu thế phát triển hiện nay của xã hội khi mà người tiêu dùng quan tâm đến yếu tố môi trường để DN có những hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế này là điều cần thiết. Lãnh đạo các DN cần hợp tác với bộ phận R&D để phân tích những xu thế nào đang tác động làm thay đổi nhu cầu người tiêu dùng và sẽ tiếp tục tác động trong những năm sắp tới như thế nào. Khi đó DN mới có những phản ứng kịp thời cũng như đón đầu xu thế phát triển này một cách chủ động hơn và khả năng thành công sẽ cao hơn.

Định hướng phát triển với tiêu chuẩn đơn giản. Việc phân tích các xu thế lớn và chu kỳ phát triển của sản phẩm nêu trên là các công cụ hữu hiệu nhằm xây dựng những khái niệm mới cũng như ưu tiên cho các hoạt động R&D mới tiếp theo. Bộ

phận R&D cần những công cụ và chỉ dẫn đơn giản để giúp họ đưa ra các quyết định về những đặc tính của sản phẩm. Tạo lập được hệ thống các thông số phục vụ việc xác định chính xác mức độ tiến bộ của các chỉ số chính về khả năng duy trì lợi thế có thể giúp giảm bớt những mục tiêu rộng lớn hơn của DN. Quá trình làm xanh hoạt động R&D của DN cần sự nỗ lực tổng hợp từ những nguồn lực quan trọng và khả năng sáng tạo của bản thân DN đó.

Ngoài ra, các DN cũng cần sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ Nhà nước, các chính sách ưu đãi trong sản xuất kinh doanh, để có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách cung cầu của sản phẩm thay thế này, hạ giá thành để chiếc túi thực sự trở nên “thân thiện” với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu MARKETING XANH VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGHIÊN CỨU TRÊN SẢN PHẨM TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH LONG AN.PDF (Trang 80)