Kiến nghị về Công tác kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Khí Hóa Chất 14 (Trang 52)

Đƣa ra những biện pháp giúp Công ty xác định kết quả hoạt động kinh doanh hoàn thiện hơn:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Võ Tường Oanh Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý.

Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát. Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đo lường hiệu quả hoạt động.

Theo luật kế toán của Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. (Luật kế toán khoản 3, điều 4). Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Kế toán quản trị Kế toán tài chính

- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong tổ chức

- Cung cấp thông tin cho những người sử dụng bên ngoài tổ chức

- Không tuân thủ các nguyên tắc kế toán GAAP

- Tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán GAAP

- Thông tin định hướng tương lai - Thông tin quá khứ - Thông tin chi tiết - Thông tin tổng quan - Không có tính pháp lệnh - Có tính pháp lệnh

Việc công ty tổ chức kế toán quản trị riêng vừa giúp kế toán trưởng giảm bớt áp lực công việc do kiêm nhiệm, vừa trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát nên tổ chức kế toán quản trị là cần thiết.

+ Về việc tổ chức sổ sách kế toán:

Để tiện cho việc theo dõi, kế toán có thể phân loại thành phẩm thành một số mặt hàng nhất định như: thành phẩm hàng kinh tế AD1, thành phẩm hàng kinh tế cơ khí, thành phẩm hàng kinh tế Nhũ tương…. Mở sổ chi tiết theo cách này không những quản lý hàng bán trong kỳ một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác mà còn tiện cho việc theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thỏa mãn tốt yêu cầu của công tác quản lý.

Ví dụ: TK 632 - giá vốn hàng bán

TK 63211 - giá vốn hàng kinh tế AD1 TK 63212 - giá vốn hàng kinh tế cơ khí TK 63213 - giá vốn hàng kinh tế Nhũ tương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Võ Tường Oanh + Về phương pháp tính khấu hao, Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán giúp cho việc hạch toán nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn đầu tư của Công ty nhanh chóng được thu hồi, khắc phục được yếu tố mất giá, trượt giá, Công ty nên xem xét sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có hiệu chỉnh để khấu hao nhanh trị giá tài sản trong những năm đầu.

PP khấu hao theo số dư giảm dần được ban hành theo thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2013

Ví dụ: Công ty mua một thiết bị sản xuất có nguyên giá 50.000.000 đồng. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định là 5 năm.

- Tỷ lệ khấu hao hằng năm của TSCĐ theo PP khấu hao đường thẳng là 20% - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo PP số dư giảm dần bằng

20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

- Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ được xác định cụ thể theo bảng sau: Đơn vị tính: đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính Mức khấu hao hằng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm 1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000 2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000 3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000 4 10.800.000 10.800.000/2 5.400.000 450.000 44.600.000 5 10.800.000 10.800.000/2 5.400.000 450.000 50.000.000

Từ năm 4 trở đi, mức tính khấu hao hằng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại. Vì tại năm thứ 4, mức khấu hao theo PP số dư giảm dần (10.800.000 x 40% = 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (10.800.000 : 2 = 5.400.000).

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Khí Hóa Chất 14 (Trang 52)