5. Kết cấu của đề tài
2.2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp
Nền kinh tế vĩ mô đang trong giai đoạn khó khăn, chịu tác động kinh tế thế giới, hoạt động ngành ngân hàng còn nhiều biến động khiến quy mô và chất lượng tín dụng khó được đảm bảo ổn định tăng trưởng. Chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao, sức cầu xã hội còn yếu, chậm cải thiện làm nhiều DN vận hành khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục cũng khiến cho các nhà đầu chưa thực sự yên tâm đầu tư hay mở rộng nhiều ngành nghề mới, ảnh hưởng tăng trưởng quy mô tín dụng.
- Môi trường pháp lý còn nhiều yếu kém về hiệu quả và tính đồng bộ.
Mặc dù có trần lãi suất nhưng nhiều ngân hàng lách luật để thu hút khách hàng. Điều này ảnh hưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và chất lượng các khoản tín dụng nói riêng. Hoạt động thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định, văn bản pháp luật chưa đồng bộ, hiệu quả.
- Thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên
So với các nước trên thế giới và khu vực, các DN nước ta phải hoạt động trong điều kiện thông tin không được đầy đủ và thông tin thường rất lạc hậu so với diễn biến nền kinh tế thị trường. Do đó DN khó thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, có trình độ và quy mô hạn chế nên khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác thông tin, từ đố đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường, không tồn đọng hàng hoá.
- Năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều DN còn hạn chế
Nhiều DN chưa dự báo đúng nhu cầu xã hội, phương án sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, trình độ quản lý không đạt yêu cầu,… đặc biệt là các DN
vừa và nhỏ nên hiệu quả kinh doanh không tốt, năng lực quản lý tài chính thấp, ảnh hưởng là làm gia tăng các khoản nợ quá hạn ngân hàng.
- Hồ sơ khách hàng chưa phục vụ tốt công tác thẩm định tín dụng.
DN thường không có sự thống nhất và công khai số liệu tài chính nên khi cung cấp cho PGD số liệu không trung thực, ngoài ra nhiều trường hợp DN có hành vi làm hồ sơ giả với các số liệu, hoá đơn, chứng từ, báo cáo tài chính khả quan để được vay vốn tín dụng, làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định của các CBTD ngân hàng và gia tăng nguy cơ nợ quá hạn cho PGD.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của VPBank cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank PGD Lý Thường Kiệt. Tiếp theo, luận văn tập trung phân tích hình tình hình tín dụng và thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng DN tại PGD, là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thường Kiệt.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG –
PGD LÝ THƢỜNG KIỆT
3.1. Định hƣớng phát triển tín dụng DN của ngân hàng trong tƣơng lai 3.1.1. Định hƣớng chung
Năm 2014 là năm thứ 2 ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng triển khai chiến lược 5 năm giai đoạn 2012 – 2017 với tham vọng trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu vào năm 2017. Sau hơn hai năm thực hiện các chương trình chuyển đổi,với trọng tâm xây dựng các hệ thống nền tảng, một số cơ sở nền tảng quan trọng đã được thiết lập và bước đầu tạo ra các công cụ, phương tiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng một cách vững chắc như hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống vận hành tập trung các dịch vụ hỗ trợ, tăng cường hệ thống công nghệ và quản trị nguồn nhân lực… VPBank đã sẵn sàng cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo những bước đột phá mới.
Với những mục tiêu trở thành 1 trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và là một trong 3 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017 của VPBank, PGD Lý Thường Kiệt có định hướng chung trong năm 2014 như sau:
- Tiếp tục phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu thông qua tiếp thị các sản phẩm hiện có, tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, quy trình, đơn giản hoá quy trình xử lý công việc, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.
- Nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về huy động, cho vay của PGD để chung sức cùng với các PGD, chi nhánh khác tạo dựng nên một VPBank vững mạnh, vượt qua khó khăn về quy mô, hoàn thành các chỉ tiêu đã cam kết với cổ đông, với sự tin tưởng của khách hàng.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin, không ngừng cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
- Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nổ lực đổi mới, không ngừng khẳng định vị thế chuyên nghiệp.
3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt
Trong điều kiện môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và phức tạp, đồng thời kiên trì với định hướng chiến lược dài hạn, tiếp nối những công việc triển khai năm 2013, trong năm 2014 hoạt động tín dụng của VPBank PGD Lý Thường Kiệt tiếp tục tập trung vào mục tiêu chủ yếu là phát triển bền vững, hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng tín dụng DN, cụ thể như sau:
- Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đối với từng thời kỳ, phù hợp với từng dự án kinh doanh, kỳ hạn, loại tiền của khách hàng.
- Mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới.
- Duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý, tăng trưởng dư nợ phải tuyệt đối đi đôi với chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm ngân hàng.
- Thu hút nguồn nhân lực năng lực cao để đẩy mạnh hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại PGD.
- Nâng cao hệ số thu nợ, cải thiện hơn nữa tình hình huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và tăng trưởng tín dụng.
- Từng bước giảm thiểu rủi ro tín dụng: rà soát nợ, giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, kịp thời xử lý, không để xảy ra thất thoát tín dụng.
Một số chỉ tiêu PGD trong năm 2014 - Nguồn vốn huy động : 615.000 triệu đồng - Dư nợ tín dụng: 690.500 triệu đồng
Trong đó: DN: 414.300 triệu đồng, Cá nhân: 276.200 triệu đồng - Nợ quá hạn dưới 4%, Nợ xấu dưới 2%
- Không xuất hiện nợ có khả năng mất vốn.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 3.2.1.1. Cơ sở giải pháp 3.2.1.1. Cơ sở giải pháp
Chính sách tín dụng là một phần không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, hướng dẫn, định hướng chung cho các CBTD ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Chính sách tín dụng phải phù hợp quy định NHNN, đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích người gửi tiền, người đi vay và ngân hàng và giải quyết các vấn đề hạn chế tồn tại trong chính sách tín dụng của PGD như thiếu chỉ tiêu cụ thể về nhóm khách hàng, kỳ hạn trả nợ hay lãi suất tín dụng chưa linh hoạt. Muốn vậy, hoàn thiện chính sách tín dụng phải dựa trên cơ sở sau:
- Nghị quyết 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã nêu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng.
Tập trung tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với DN và người dân. Tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tiếp tục xem xét cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho các khoản vay cũ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa TCTD với DN.
- Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 về tổ chức thực hiện chính sách tiền
tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014:
NHNN sẽ tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn để góp phần tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng và các biện pháp kiểm soát theo chỉ đạo của NHNN, ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao.
- Kế hoạch kinh doanh của VPBank trong năm 2014:
Dư nợ cấp tín dụng tăng trưởng 40%.
Tập trung trọng tâm kinh doanh vào việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và cơ sở khách hàng chủ chốt là khách hàng cá nhân và DN vừa và nhỏ. Tiếp tục mở rộng
phát triển các phân khúc DN lớn nhằm đảm bảo tính liên tục trong chuỗi dịch vụ và giá trị phục vụ phân khúc khách hàng Upper –SME, đồng thời tận dụng cơ hội gia tăng thu nhập từ tín dụng và phí từ mảng khách hàng này.
- Quy định Chi nhánh VPBank Sài Gòn:
Hoạt động bán hàng phải đảm bảo đa dạng sản phẩm tín dụng
Thực hiện chỉ tiêu đối với một số sản phẩm tín dụng như: doanh số cấp tín dụng SME Success 2014 là 200 tỷ đồng/năm, Sản phẩm cho vay BF là 150 tỷ đồng/năm…..
Duy trì tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cao hơn tỷ trọng cấp tín dụng dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời vẫn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn để mở rộng quy mô tín dụng.
- Mục tiêu, định hướng phát triển của VPBank PGD Lý Thường Kiệt.
Dư nợ tín dụng tăng trưởng 40%, mở rộng thị phần khách hàng 30%. Lợi nhuận của PGD từ hoạt động tín dụng tăng 25%.
Chính sách tín dụng phải đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở phân tán rủi ro cũng như đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng của PGD. Chính sách tín dụng cần được phổ biến rộng rãi cho các cán bộ nhân viên để họ có định hướng đúng và chủ động khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngân hàng đối với DN.
3.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này có các điều kiện thực hiện sau:
- Thời gian: Chính sách tín dụng được xây dựng vào giai đoạn đầu hàng năm, thời gian thực hiện là 2 tuần và được xem xét, sửa đổi vào cuối 6 tháng để đảm bảo thích hợp với thay đổi mới trong từng thời kì.
- Nhân sự: Chính sách tín dụng được xây dựng bởi Trưởng phòng phục vụ khách hàng DN và các CBTD góp ý hoàn thiện chính sách tín dụng. Giám đốc PGD – người có tầm nhìn rộng, bao quát, nắm vững tình hình hoạt động của PGD chịu trách nhiệm phê duyệt.
PGD có thể tham khảo ý kiến, tư vấn của các lãnh đạo Khối tín dụng và Khối Khách hàng DN miền Nam thông qua các buổi tham quan, thanh tra.
- Tài chính: Cán bộ thực hiện xây dựng chính sách tín dụng cần thời gian nghiên cứu, phân tích, tổng hợp nên được hỗ trợ về mặt tài chính cho để khuyến khích cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chẳng hạn như 1 tháng lương hiện tại của nhân viên ấy. Chi phí cho hoạt động này do PGD thực hiện chi trả và được tính vào chi phí từ hoạt động tín dụng hàng năm.
3.2.1.3. Nội dung thực hiện giải pháp
Xây dựng chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng cần phân tích rõ khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung giới thiệu, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Đồng thời phân loại rõ các nhóm khách hàng với từng phương thức tiếp cận khác nhau, đảm bảo hiệu quả mục tiêu mở rộng thị phần khách hàng DN, cụ thể như sau:
- Đối với những khách hàng truyền thống: CBTD cần tăng cường giới thiệu các sản phẩm mới, lợi ích mang lại nhiều hơn so với sản phẩm trước đó. Đồng thời thực hiện các chương trình ưu đãi sản phẩm tín dụng, khuyến khích DN thiết lập mối quan hệ lâu dài với PGD.
- Đối với các khách hàng tiềm năng: sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tạo mối quan hệ sơ khai với các khách hàng DN: email, thư giới thiệu, tiếp thị qua điện thoại, xin cuộc hẹn với các khách hàng DN, nhà phân phối để chủ động có thêm nhiều khách hàng mới cho PGD.
Các khách hàng DN của PGD cần đa dạng các loại hình DN: DN nhà nước, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hợp tác xã với nhiều ngành nghề khác nhau: thiết bị y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu, du lịch, xây dựng bất động sản, ….
PGD nên mở những cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm, quy trình tín dụng, thái độ phục vụ của CBTD… để được họ đóng góp ý kiến, giúp PGD rút kinh nghiệm và phát triển hơn. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, PGD nên có những giải thưởng cho các khách hàng có đóng góp ý kiến hay.
Thiết kế chính sách lãi suất tín dụng
Để tăng cường hoạt động tín dụng, PGD cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. Lãi suất phải phù hợp với mục đích vay vốn, sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tài sản đảm bảo và đối tượng DN cụ thể. Bên cạnh đó, PGD phải tính đến rủi ro lãi suất, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường, vì thế cần đưa ra mức lãi suất linh hoạt, đa dạng, đảm bảo khả năng sinh lời cũng như tính cạnh tranh của PGD. Những khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định của ngân hàng sẽ nhận được mức lãi suất phù hợp. Đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm, đủ tín nhiệm của PGD sẽ nhận được ưu đãi tối thiểu về lãi suất. Và để tối đa hoá lợi nhuận PGD cần đưa ra chính sách lãi suất rõ ràng trong từng thời kỳ cụ thể.
Đa dạng sản phẩm tín dụng
Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng giúp cho PGD sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả, tăng thu nhập từ lãi tín dụng và đáp ứng nhu cầu và phù hợp điều kiện của khách hàng về lãi suất, tài sản bảo đảm, kì hạn trả nợ,…….
Các CBTD cần nghiên cứu kĩ nhiều sản phẩm tín dụng ngân hàng để có lựa chọn nhóm khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm…Khi tiếp thị với khách hàng, nếu có gặp khó khăn về sản phẩm cần nhanh chóng gửi phản hồi về Khối phát triển sản phẩm của VPBank để nhanh chóng sửa đổi, cải tiến hoàn hảo hơn. CBTD khi giới thiệu sản phẩm cần kết hợp bán chéo các sản phẩm với nhau, chẳng hạn như mở thẻ POS dành cho DN, thẻ tín dụng VPBiz, thẻ ghi nợ VPBiz hay thấu chi tài khoản DN đi kèm với cho vay hoặc bão lãnh để đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tăng nguồn thu nhập của PGD. Đồng thời PGD cũng cần linh hoạt hơn trong các hình thức cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác, dựa vào các tài sản bảo đảm, lãi suất……
Đa dạng hoá các kỳ hạn trả nợ
Các kỳ hạn trả nợ của khoản tín dụng, bao gồm thời gian ân hạn, số tiền và thời gian trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thoả thuận giữa PGD và khách hàng, căn cứ vào: đặc điểm ngành sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính, dòng thu nhập,