5. Kết cấu của đề tài
2.2. Chất lƣợng tíndụng DN tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng –
Lý Thƣờng Kiệt
2.2.1. Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng
40152 301719 404303 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2011 2012 2013 Tr iệ u đồ n g Năm Huy động vốn
2.2.1.1. Các biểu hiện trong hoạt động tín dụng của DN
Nói đến các biểu hiện trong hoạt động tín dụng của khách hàng DN tại PGD, ta có thể đề cập đến các nội dung sau:
2.2.1.1.1. Mục đích vay tín dụng của khách hàng
Mục đích vay vốn tín dụng của các DN tại VPBank Lý Thường Kiệt với 80% là thanh toán tiền hàng hoá, tăng thêm vốn và trả nợ đến hạn. Trong giai đoạn 2011 - 2013, hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế quốc gia khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước ta. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho của các DN ở mức cao, sức mua trong dân cư giảm. Vào năm 2012, khoảng 40% DN có quan hệ tín dụng với PGD, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc tuyên bố giải thể. DN trong thời gian này phần lớn vay vốn không phải thực hiện dự án mới mà thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các DN vay nhiều khoản tín dụng ngắn hạn để bù đắp các dự án sản xuất kinh doanh, duy trì hoạt động kinh doanh của DN. Điều này làm gia tăng rủi ro trong tín dụng ngân hàng rất cao.
2.2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của DN
Năm 2012, theo thống kê của Phòng khách hàng DN có khoảng 5% DN kinh doanh không hiệu quả nên gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và lãi tín dụng ngân hàng với các biểu hiện như: chậm thanh toán lãi vay, CBTD phải thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc, xin gia hạn kì hạn trả nợ hay miễn lãi và phí tín dụng hoặc thực hiện tái vay vốn. Bên cạnh đó, cũng có 2 DN phải bán tài sản để thanh toán nợ ngân hàng. Các trường hợp này ảnh hưởng khả năng thu hồi nợ ngân hàng và giảm chất lượng các khoản tín dụng của PGD.
2.2.1.1.3. Hồ sơ khách hàng
Hồ sơ vay vốn tín dụng của khách hàng được lập dưới sự hướng dẫn của các CBTD của ngân hàng. Các tài liệu, giấy tờ, chứng từ trong bộ hồ sơ vay vốn phải
đảm bảo hợp lệ và đầy đủ, tuân thủ theo các quy định của ngân hàng, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động tín dụng nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của DN. Những trường hợp không đúng theo yêu cầu ngân hàng đều có giải trình bằng văn bản cụ thể.
Các CBTD là những người trực tiếp thẩm định và ra quyết định đề nghị cấp tín dụng. Khi tiến hành thẩm định tín dụng, mỗi CBTD đều dựa vào quy trình thẩm định chung của PGD. Tuỳ vào từng món tín dụng mà các CBTD có những cách xử lý khác nhau. Có những bộ hồ sơ quá phức tạp, đòi hỏi các CBTD phải mất nhiều thời gian để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Thông thường PGD lấy thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và do DN cung cấp. Thực tế tại PGD cho thấy không phải 100% DN đến xin cấp tín dụng đều thành công. Theo thống kê của PGD, chỉ có khoảng 80% các DN xin cấp tín dụng được ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình thẩm định, các CBTD đã phát hiện ra các vấn đề bất cập của DN như tình hình tài chính không tốt, tài sản bảo đảm không hợp pháp, giấy tờ trong hồ sơ không hợp lệ, làm giả, làm sai lệch chứng từ, lách luật…Các trường hợp này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, thường PGD sẽ ra quyết định không cấp tín , đình chỉ giải ngân hoặc thu hồi nợ các khoản cấp tín dụng này.
2.2.1.1.4. Niềm tin của khách hàng đối với PGD
Niềm tin của khách hàng đối với PGD rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Với các sản phẩm tín dụng đa dạng và phương thức giới thiệu hiệu quả của các cán bộ nhân viên ngân hàng, nhiều DN ngày càng gia tăng niềm tin vào uy tín PGD. Các DN tiếp cận và giao dịch với nhiều hình thức tín dụng đa dạng như bao thanh toán, bảo lãnh,…không chỉ giới hạn trong cho vay. Theo thống kê của PGD, số lượng khách hàng DN đến vay vốn tín dụng lần đầu chiếm 40% tổng số hồ sơ khách hàng, còn lại là các DN có quan hệ tín dụng lâu dài với PGD. Điều này chứng tỏ VPBank Lý Thường Kiệt được nhiều khách hàng ưu tiên chọn lựa, đồng thời khẳng định được uy tín và chất lượng của PGD trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, PGD liên tục điều chỉnh lãi suất tín dụng linh hoạt, có nhiều mức phù hợp với từng thể loại và phương thức cấp tín dụng, đồng thời PGD có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng DN có lịch sử quan hệ giao dịch tín
dụng tốt nên DN thiết lập mối quan hệ giao dịch lâu dài với PGD và tăng quy mô nhiều hơn. Sự trung thành của khách hàng làm tăng lợi nhuận thông qua tăng doanh thu, giảm chi phí thu hút khách hàng, giảm độ nhạy của khách hàng về giá và chi phí phục vụ khách hàng, nhờ đó mà hiệu quả từ hoạt động tín dụng được nâng cao.
2.2.1.2. Các biểu hiện trong hoạt động tín dụng của PGD
Nói đến các biểu hiện trong hoạt động tín dụng của PGD, ta có thể đề cập đến các nội dung sau:
2.2.1.2.1. Chính sách tín dụng của PGD
Hoạt động tín dụng của VPBank PGD Lý Thường Kiệt tuân theo Chính sách tín dụng được ban hành kèm theo qui định của Luật các TCTD, Quyết định Số 02 – 2007/QĐ – HĐQT ngày 12/01/2007 của Chủ tịch HĐQT VPBank và hạn mức tín dụng do VPBank chi nhánh Sài Gòn quy định.
Chính sách tín dụng của VPBank PGD Lý Thường Kiệt là cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận như: Bình Chánh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai…, tập trung chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. PGD có chính sách phân chia quản lý khách hàng theo từng nhóm ngành, nhờ đó các CBTD dễ dàng tiếp cận nhu cầu và tìm hiểu hoạt động khách hàng DN.
Sơ đồ 2.2. Quy trình tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt.
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
2. Tiếp nhận hồ sơ vay
- NV A/O DN hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.
- NV A/O DN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng Thẩm định tài sản bảo đảm và xét báo cáo tài chính.
1. Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
- NVA/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm - Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn
3a. NV A/O DN thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm.
3b. Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình
4. Tập hợp hồ sơ trình Ban Tín dụng/Hội đồng Tín dụng
- NV A/O DN tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định.
5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định tài sản bảo đảm lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có).
- NV A/O DN nhập kho hồ sơ Tài sản bảo đảm, sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để Ban TGĐ hoặc GĐ ký duyệt.
6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh/ Mở LC
7. Kiểm tra, xử lý nợ vay
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn - Kiểm tra lại tài sản bảo đảm
8. Tất toán hợp đồng tín dụng
NV A/O DN: Nhân viên thẩm định tín dụng DN
Quy trình tín dụng đối với DN tại ngân hàng khá chặt chẽ, có sự phân cấp trách nhiệm cho từng CBTD cũng như quyền hạn của các cấp lãnh đạo PGD, chi nhánh và Hội sở. Trong đó hoạt động thẩm định được chia thành mặt tách rời: thẩm định hồ sơ pháp lý, tình hình doanh nghiêp, dự án kinh doanh do NV A/O DN thực hiện và thẩm định tài sản bảo đảm do một bộ phận khác của công ty con trực thuộc ngân hàng thực hiện. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, tăng hiệu quả của hoạt động thẩm đinh tín dụng.
2.2.1.2.3. Sản phẩm tín dụng
Sản phẩm tín dụng ngân hàng có thể cung cấp các DN rất nhiều như: Business financing loan, SME Success, cho vay vốn lưu động trả góp, cho vay ngắn hạn theo món, cho vay hợp vốn, thấu chi tài khoản DN, SME Flex, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, cho vay cầm cố giấy tờ có giá….Trong thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, PGD thực hiện nhiều chương trình với các gói sản phẩm, đảm bảo lợi ích DN, tận dụng tối đa giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn trả nợ phong phú. Các sản phẩm tín dụng dành cho DN rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng DN với các nhu cầu xin cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng khác nhau, hình thức trả nợ hoặc có hay không có tài sản bảo đảm của DN …..
2.2.1.2.4. Cán bộ nhân viên tín dụng DN
VPBank PGD Lý Thường Kiệt hoạt động từ năm 2011, trong giai đoạn 2011 – 2013, PGD từng bước tạo và nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ khách hàng. Với đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn phù hợp, mọi người đều đạt trình độ đại học 100%, có chứng chỉ thẩm định tín dụng hơn 70% người đã và đang học tập để đạt trình độ thạc sĩ và cao hơn. CBTD luôn sẵn sàng trong việc tiếp cận khách hàng, hướng dẫn khách hàng DN lập hồ sơ xin cấp tín dụng hợp lý, đúng quy trình tín dụng của PGD nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành các thủ tục nhanh chóng. Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch văn minh lịch sự, tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng nên số lượng khách hàng không ngừng gia tăng và thị phần ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể dễ dàng thu thập nhiều thông tin về DN mà không làm khách hàng cảm thấy như đang điều tra, từ đó từng bước gắn kết thêm mối quan hệ PGD với DN qua vai trò tư vấn.
2.2.2. Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng Các nhóm nợ trong tổng dƣ nợ tín dụng DN
Bảng 2.3. Các nhóm nợ trong tổng dƣ nợ tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt giai đoạn 2011 – 2013.
Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Nhóm 1 2.450 100% 142.501 95,15% 196.463 96,40% Nhóm 2 - - 4.553 3,04% 4.832 2,37% Nhóm 3 - - 1.767 1,18% 1.749 0,86% Nhóm 4 - - 944 0,63% 754 0,37% Nhóm 5 - - - - Tổng 2.450 100% 149.765 100% 203.798 100%
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
Dựa vào bảng 2.3, ta thấy trong dư nợ tín dụng DN tại VPBank Lý Thường Kiệt, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2011, PGD chỉ có nợ đủ tiêu chuẩn, các hoạt động của ngân hàng được đảm bảo an toàn và chất lượng tốt. Năm 2012, nợ đủ tiêu chuẩn là 142.501 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất với 95,15% và không có nhóm nợ có khả năng mất vốn, trong cơ cấu dư nợ PGD có phát sinh nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn. Các khoản nợ này có tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ tín dụng. Nguyên nhân là do có một số DN hoạt động sản xuất không tốt, không thu hồi vốn được kinh doanh, chậm trễ trong việc trả nợ và lãi ngân hàng. Năm 2013, tổng dư nợ tín dụng và nợ đủ tiêu chuẩn tăng, nợ cần chú ý là 4.832 triệu đồng, tăng 279 triệu đồng so với năm 2012. Các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ mất vốn đều giảm về số dư và tỷ trọng so với năm 2012, và không có nợ có khả năng mất vốn.
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt
Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn - - 7.264 4,85% 7.335 3,60% Nợ xấu - - 2.711 1,81% 2.503 1,23% Tổng dƣ nợ 2.450 149.765 203.798
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của VPBank Lý Thường Kiệt chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng DN. Năm 2011, PGD bắt đầu đi vào hoạt động, các hoạt động thực hiện thực hiện quy định, an toàn, không có nợ quá hạn và nợ xấu. Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các DN chịu ảnh hưởng một phần của kinh tế vĩ mô. Sản xuất kinh doanh của nhiều DN gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm và hàng tồn kho tăng. Bên cạnh đó nhiều DN sử dụng vốn tín dụng sai mục đích, không phục vụ sản xuất kinh doanh mà bù đắp các khoản thanh toán nợ khác nên hiệu quả kinh doanh giảm, trì hoãn khả năng trả nợ tín dụng ngân hàng. Nợ quá hạn của PGD năm này tăng cao với 7.264 triệu đồng, chiếm 4,85% tổng dư nợ và nợ xấu là 2.711 triệu đồng, chiếm 1,81% tổng dư nợ. Năm 2013, tình hình các DN có nhiều diễn biến tích cực, tổng dư nợ của VPBank Lý Thường Kiệt tăng và nợ quá hạn là 7.335 triệu đồng, chiếm 3,60% tổng dư nợ, nợ xấu là 2.503 triệu đồng, giảm 208 triệu đồng so với năm trước và chiếm 1,23% tổng dư nợ tín dụng DN.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ thấp, an toàn, được PGD kiểm soát ở mức cho phép và có chuyển biến tốt vào năm 2013, cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. PGD cần quan tâm nhiều hơn khía cạnh này để tìm hướng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ngân hàng.
Bảng 2.5. Chỉ tiêu sinh lời của tín dụng tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt. Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận từ tín dụng DN 212 1.428 2.250 Tổng lợi nhuận 650 3.235 4.334 Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng 32,62% 44,14% 51,92%
Chỉ tiêu sinh lời của tín dụng
8,65% 0,95% 1,1%
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
Qua bảng số liệu cho thấy, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng DN tại PGD trong giai đoạn 2011- 2013 ngày càng tăng. Năm 2013 đạt 2.250 triệu đồng, chiếm 51,92% tổng lợi nhuận của PGD, tăng 822 triệu đồng (tương đương 57,56%) so với năm 2012, vượt chỉ tiêu kế hoạch của PGD. Chỉ tiêu sinh lời từ tín dụng cũng tăng, với 1,1% vào năm 2013. Phân tích lợi nhuận tín dụng DN trên tổng lợi nhuận PGD và trên tổng dư nợ đều biểu hiện tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, mang lại phần lớn lợi nhuận kinh doanh. Điều đó cũng phần nào phản ánh chất lượng tín dụng DN tại PGD khá tốt.
2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng dƣ nợ tín dụng DN 2.450 149.765 203.798
Tổng huy động vốn 40.152 301.719 404.303
Hiệu suất sử dụng vốn 6,10% 49,64% 50,41%
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
Qua bảng số liệu có thể thấy tổng dư nợ tín dụng DN và huy động vốn của PGD trong các năm 2011 – 2013 đều tăng. Năm 2013, tổng dư nợ tín dụng là 203.798 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 36,08% so với năm 2012 và huy động vốn là
404.303 triệu đồng, tăng 33,99% so với năm 2012. Giai đoạn này, nhiều DN có nhu