5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Đối với NHNN
Tiếp tục hoàn thiện quy chế tín dụng, bảo đảm tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, hạn chế các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho NHTM.
Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, chứng khoán hoá các khoản tín dụng, các nghiệp vụ phái sinh tín dụng như: quyền chọn tín dụng, hoán đổi tín dụng….nhằm giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản tín dụng của ngân hàng.
Xây dựng đội ngũ thanh tra, kiểm soát các nghiệp vụ NHTM, phát hiện các hành vi sai lệch và đưa ra các kết luận giúp NHTM hoạt động đúng pháp luật, hạn chế tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng. CIC cần phối hợp hoạt động với các cơ quan chức năng khác nhau: Thuế, Bộ thương mại, Cục Thống kê…. để cung cấp cho NHTM các thông tin mới nhất và đầy đủ về tình hình tình hình hoạt động, phát triển kinh doanh của các DN.
3.3.3. Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng
- Hoàn thiện hệ thống thông tín tín dụng.
Thiết lập thư viện điện tử, thường xuyên cập nhật các văn bản về quy định nhà nước, quyết định của NHNN, chính sách của VPBank… để các CBTD có thể cập nhật thông tin và thực hiện đúng.
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô.
Bộ phận này sẽ phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, khu vực…. cung cấp các thông tin, dự báo, làm căn cứ cho định hướng hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.
- Nghiên cứu và triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng DN
Nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra đột ngột, gây thiệt hại cho hoạt động tín dụng, ngân hàng cần nghiên cứu nhiều sản phẩm hạn chế rủi ro tín dụng DN.
- Đồng bộ ban hành các văn bản chế độ, chỉ đạo nghiệp vụ.
Khi ban hành các vản bản hướng dẫn phải đồng bộ, phù hợp với thực tế, hạn chế chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên, tránh sự chồng chéo giữa các quy định nhằm giảm các lỗ hỏng gây ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
3.3.4. Đối với DN
- Nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý điều hành.
Đối với cán bộ quản lý: thu hút và đào tạo nhiều nhân tài có năng lực chuyên môn, quản lý điều hành, kỹ năng lãnh đạo …tốt, giúp DN ổn định và phát triển trong tương lai.
Đối với đội ngũ lao động: thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, cho người lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, đãi ngộ hợp lý để phát triển nguồn lao động cho DN.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN
DN cần thường xuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đầu tư đổi mới trang thiết bị khoa học kĩ thuật hiện đại, tăng cường quảng cáo, tiếp thị nhằm năng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường, củng cố uy tín, niềm tin khách hàng.
- Trung thực trong việc cung cấp thông tin với ngân hàng
Khi thực hiện giao dịch tín dụng với ngân hàng, DN phải có trách nhiệm cung cấp đúng các thông tin về tình hình hoạt động, tài chính, tài sản bảo đảm, cung cấp các báo cáo tài chính để ngân hàng kiểm tra, đánh giá, chấm điểm tín dụng DN.
- Tuân thủ các quy định của ngân hàng.
Khi tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DN cần tự giác thực hiện đúng các quy định ngân hàng, không có những hành vi vi phạm nguyên tắc tín dụng. Bên cạnh đó, DN nên giữ quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, thực hiện các hướng dẫn của ngân hàng để hưởng nhiều ưu đãi, duy trì nguồn tài trợ vốn kịp thời và lâu dài.
- DN cần xây dựng phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn, các DN cần nghiên cứu kĩ về phương án, dự án kinh doanh của mình trước khi đem trình duyệt tại ngân hàng. DN cũng có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia để thiết kế dự án kinh doanh hợp lý.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tín dụng DN của PGD, luận văn đưa ra định hướng phát triển tín dụng DN của VPBank PGD Lý Thường Kiệt trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DN cũng như đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, NHNN, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và các DN. Tất cả có thể vận dụng trong thực tế để nâng cao chất lượng tín dụng DN và mang lại lợi nhuận cao hơn với mức rủi ro thấp nhất cho hoạt động tín dụng tại PGD.
KẾT LUẬN
Trong tình hình nền kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Với VPBank, 2011 – 2013 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc xây dựng các nền tảng quan trọng, tạo đà cho một giai đoạn tăng trưởng đầy tham vọng trong tương lai. Để duy trì và phát triển thành quả trong giai đoạn tiếp theo, bên cạnh việc tập trung củng cố toàn diện các hệ thống nền tảng, bao gồm quản trị nhân lực, quản trị rủi ro, phát triển công nghệ, VPBank luôn chú trọng đến chất lượng và hiệu quả thật sự của các khoản tín dụng ngân hàng, đặc biệt đối với DN. Trong xu hướng kinh tế hiện nay, tín dụng DN là lĩnh vực hoạt động đem lại lợi nhuận cao đối với các ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng đối với DN nói riêng là một vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với ngân hàng hiện nay.
Qua thời gian nghiên cứu và phân tích quan hệ tín dụng giữa PGD Lý Thường Kiệt với các DN, luận văn đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, khái quát những lý luận cơ bản về DN, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DN.
Thứ hai, nghiên cứu phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DN thông qua một số chỉ tiêu định tính và định lượng, từ đó rút ra ưu điểm, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, hệ thống hoá các định hướng phát triển tín dụng của VPBank PGD Lý Thường Kiệt đối với DN. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DN. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DN đòi hỏi phải không chỉ có nổ lực của PGD mà cần sự giúp đỡ từ nhiều ngành, cơ quan, đặc biệt là NHNN. Những kiến nghị này có thể góp phần nhỏ phục vụ cho công tác quản lý của PGD, hoàn thiện và tối đa hoá hiệu quả hoạt động tín dụng DN, giúp nâng cao vị thế ngân hàng hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và có nhiều vấn đề đưa ra chưa được giải quyết thoả đáng. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2011), Luật các Tổ chức
tín dụng.
2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao
động xã hội.
4. Nguyễn Thanh Bình (2013), 20 năm VPBank từ góc nhìn tín dụng, Bản tin nội bộ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Số đặc biệt 22 – 23 tháng 8-9/2013.
5. PGD VPBank Lý Thường Kiệt, Báo cáo tổng kết năm 2011 -2013. 6. Sổ tay tín dụng VPBank.
7. Hoàng Thị Minh Nguyệt (2012), Chất lượng tín dụng đối với DN nhỏ và vừa
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân
hàng, trường Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
8. Ngân hàng nhà nước, Chỉ thị 01/CT-NHNN, Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014,
http://thuvienphapluat.vn/archive/Chi-thi-01-CT-NHNN-nam-2014-chinh-sach- tien-te-dam-bao-ngan-hang-an-toan-hieu-qua-vb219230.aspx
9. Ngân hàng Nhà nước, Số 493/2005/QĐ-NHNN (2005), Quyết định của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tíndụng,
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite mID=18421
10. Nghị quyết 53/2013/QH13 (ngày 11/11/2013) của Quốc hội, Về Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2014,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/640392/nghi-quyet-ve-ke-hoach-phat- trien-kinh-te---xa-hoi-nam-2014
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A. BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DN
Điểm tín dụng Xếp loại Đánh giá Mức độ rủi ro
0 - 34 A+ Xuất sắc Thấp
35 - 47 A Tốt Thấp
48 - 60 B+ Trung bình Trung bình
61 - 73 B Dưới trung bình Trung bình
74 - 86 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao
87 - 100 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao
PHỤ LỤC B. ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TT Loại tài sản bảo đảm
Tỷ lệ tiền vay trên giá trị TSBĐ (%)
30 30-50 50-65 65-85 85-100
1 Bảo lãnh tín chấp của Chính phủ
hoặc NHNN, NH Quốc doanh Mạnh
2 Tiền gửi, thẻ tài khoản tại VPBank
3 Giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc
các NHTM QD phát hành Mạnh
Trung bình
4 Bất động sản tại các quận của đô thị
lớn trực thuộc trung ương
Mạnh Trung
bình Yếu
5 Hàng hoá thông dụng, dễ chuyển
nhượng
6
Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn thuộc TW hoặc
tại các quận của đô thị thuộc tỉnh Mạnh Trung bình
Yếu
7 Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng
8
Bảo đảm bằng tài khoản phải thu hoặc TSBĐ khác được VPBank
chấp nhận Trung bình
Yếu
9 Máy móc thiết bị sản xuất mới,
công nghệ hiện đại
10 Hàng hoá không thông dụng hoặc
tồn kho lâu ngày Yếu
PHỤ LỤC C. ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG KẾT HỢP
(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).
Xếp hạng rủi ro tín dụng
A+ A B+ B C+ C
Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
X
ếp h
ạng
TSBĐ
Mạnh Xuất sắc Tốt Rủi ro cao
Trung bình Tốt Trung bình Trung bình