Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng- phòng giao dịch Lý Thường Kiệt (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.1.Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt

Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn - - 7.264 4,85% 7.335 3,60% Nợ xấu - - 2.711 1,81% 2.503 1,23% Tổng dƣ nợ 2.450 149.765 203.798

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của VPBank Lý Thường Kiệt chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng DN. Năm 2011, PGD bắt đầu đi vào hoạt động, các hoạt động thực hiện thực hiện quy định, an toàn, không có nợ quá hạn và nợ xấu. Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các DN chịu ảnh hưởng một phần của kinh tế vĩ mô. Sản xuất kinh doanh của nhiều DN gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm và hàng tồn kho tăng. Bên cạnh đó nhiều DN sử dụng vốn tín dụng sai mục đích, không phục vụ sản xuất kinh doanh mà bù đắp các khoản thanh toán nợ khác nên hiệu quả kinh doanh giảm, trì hoãn khả năng trả nợ tín dụng ngân hàng. Nợ quá hạn của PGD năm này tăng cao với 7.264 triệu đồng, chiếm 4,85% tổng dư nợ và nợ xấu là 2.711 triệu đồng, chiếm 1,81% tổng dư nợ. Năm 2013, tình hình các DN có nhiều diễn biến tích cực, tổng dư nợ của VPBank Lý Thường Kiệt tăng và nợ quá hạn là 7.335 triệu đồng, chiếm 3,60% tổng dư nợ, nợ xấu là 2.503 triệu đồng, giảm 208 triệu đồng so với năm trước và chiếm 1,23% tổng dư nợ tín dụng DN.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ thấp, an toàn, được PGD kiểm soát ở mức cho phép và có chuyển biến tốt vào năm 2013, cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. PGD cần quan tâm nhiều hơn khía cạnh này để tìm hướng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ngân hàng.

Bảng 2.5. Chỉ tiêu sinh lời của tín dụng tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt. Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lợi nhuận từ tín dụng DN 212 1.428 2.250 Tổng lợi nhuận 650 3.235 4.334 Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng 32,62% 44,14% 51,92%

Chỉ tiêu sinh lời của tín dụng

8,65% 0,95% 1,1%

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).

Qua bảng số liệu cho thấy, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng DN tại PGD trong giai đoạn 2011- 2013 ngày càng tăng. Năm 2013 đạt 2.250 triệu đồng, chiếm 51,92% tổng lợi nhuận của PGD, tăng 822 triệu đồng (tương đương 57,56%) so với năm 2012, vượt chỉ tiêu kế hoạch của PGD. Chỉ tiêu sinh lời từ tín dụng cũng tăng, với 1,1% vào năm 2013. Phân tích lợi nhuận tín dụng DN trên tổng lợi nhuận PGD và trên tổng dư nợ đều biểu hiện tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, mang lại phần lớn lợi nhuận kinh doanh. Điều đó cũng phần nào phản ánh chất lượng tín dụng DN tại PGD khá tốt.

2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dƣ nợ tín dụng DN 2.450 149.765 203.798

Tổng huy động vốn 40.152 301.719 404.303

Hiệu suất sử dụng vốn 6,10% 49,64% 50,41%

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).

Qua bảng số liệu có thể thấy tổng dư nợ tín dụng DN và huy động vốn của PGD trong các năm 2011 – 2013 đều tăng. Năm 2013, tổng dư nợ tín dụng là 203.798 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 36,08% so với năm 2012 và huy động vốn là

404.303 triệu đồng, tăng 33,99% so với năm 2012. Giai đoạn này, nhiều DN có nhu cầu về vốn, ngân hàng rất chú trọng hoạt đọng tín dụng, tăng cường sử dụng nhiều biện pháp tiếp thị các sản phẩm tín dụng, hỗ trợ nhu cầu các DN nên số dư nợ tín dụng tăng cao. Hiệu suất sử sụng vốn của PGD ngày càng tăng, cụ thể trong năm 2011 chỉ với 6,10%, năm 2012 đã lên đến 49,64% và đạt 50,41% vào năm 2013. Điều đó cho thấy VPBank Lý Thường Kiệt đã có chính sách sử dụng vốn huy động tại chỗ phục vụ cho hoạt động tín dụng DN ngày càng hiệu quả, cần vận dụng tốt hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

2.2.2.4. Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt. Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn tại VPBank PGD Lý Thƣờng Kiệt.

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Dự phòng tín dụng - 2.094 2.439

Tổng dƣ nợ 2.450 149.765 203.798

Tỷ lệ trích lập dự phòng - 1,40% 1,20%

(Nguồn: Phòng Phục vụ khách hàng DN VPBank PGD Lý Thường Kiệt).

Chi phí dự phòng tín dụng tại VPBank PGD Lý Thường Kiệt tăng dần qua các năm. Năm 2011, PGD không thực hiện trích lập dự phòng tín dụng DN. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao nên tỉ lệ trích dự phòng cũng tăng tương ứng với 2.094 triệu đồng, tương đương 1,40% tổng dự nợ và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong chi phí hoạt động tín dụng của PGD. Năm 2013, PGD mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, công tác thẩm định cho vay thực hiện chặt chẽ hơn, phần lớn các khoản tín dụng đều được đảm bảo với tài sản có giá trị hơn các khoản vay, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm nên tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ giảm còn 1,2%, với 2.439 triệu đồng.

2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng DN 2.2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DN tại VPBank PGD Lý Thường Kiệt, có thể thấy rằng hoạt động tín dụng DN tại PGD đã trải qua

nhiều khó khăn, biến động trong hoạt động kinh tế cũng như ngân hàng nhưng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, PGD đã có những kết quả đáng khích lệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy mô tín dụng DN mở rộng

VPBank đã tạo lập được uy tín ngày càng mở rộng, từng bước mở rông thị phần, thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt các DN chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng. Qua đó, PGD đã kịp thời hỗ trợ một lượng lớn vốn cho các DN phát triển hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, hoạt đông tín dụng đối với DN ngày càng tăng và ổn định. Đồng thời, số lượng các DN được cấp tín dụng tại PGD ngày càng tăng, hơn 100 DN vào năm 2013, chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp.

Nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ DN của PGD, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, phản ánh chất lượng tín dụng DN tại PGD là tốt.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng

Hoạt động tín dụng DN đem lại thu nhập chủ yếu trong tổng lợi nhuận PGD, thu nhập từ lãi suất chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với dịch vụ và các hoạt động khác. PGD có chính sách sử dụng hợp lý, cân đối chi phí sử dụng vốn huy động để phục vụ cấp tín dụng.

2.2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trên, tình hình tín dụng DN của ngân hàng cũng có một vài hạn chế nhất định:

2.2.3.2.1.Chính sách tín dụng chƣa phù hợp

Chính sách tín dụng của PGD chưa có chỉ tiêu cụ thể và đa dạng cho từng nhóm ngành nghề, chỉ tập trung vào một số nhóm ngành: sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, bất động sản, xuất nhập khẩu,… Điều này làm PGD dễ gặp rủi ro về tính thu hồi nợ khi ngành có sự biến động lớn hay suy thoái kinh tế. PGD chưa thu hút nhiều DN có quan hệ tín dụng lâu dài, phần lớn các giao dịch thực hiện ngắn hạn và trung hạn.

Hiện nay, VPBank Lý Thường Kiệt định kỳ hạn trả nợ tín dụng cho khách hàng phần lớn là hàng tháng, điều này có thể gây ra một số khó khăn cho những DN có thu nhập theo thời vụ.

2.2.3.2.2.Quy trình tín dụng DN

Chất lượng thẩm định tín dụng đối với DN trong nhiều dự án chưa cao. Việc thẩm định dự án đôi khi còn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định còn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Quy trình thẩm định tín dụng không có sự phân chia trách nhiệm giữa tiếp thị khách hàng và thẩm định, đưa ra đề xuất cấp tín dụng. Thực tế có nhiều trường hợp mà việc ngân hàng quyết định cấp tín dụng không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào "tài sản vô hình đem ra thế chấp với ngân hàng" - đó là mối quan hệ giữa VPBank và khách hàng, do đó việc thẩm định đôi khi chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định còn hạn chế, nhân viên thẩm định thường làm việc khá độc lập với nhau.

Hệ thống kiểm tra, giám sát, quản lý tín dụng còn lỏng lẻo. Lực lượng phục vụ công tác này ít, chủ yếu chỉ kiểm tra phát hiện các sai sót nhỏ trong hồ sơ vay vốn, chứng từ kế toán …mà chưa đi sâu đánh giá chất lượng khoản tín dụng khiến rủi ro xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn tăng, ảnh hưởng chất lượng tín dụng DN của PGD.

2.2.3.2.3.Nợ quá hạn có xu hƣớng tăng

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp nhưng số dư nợ quá hạn có xu hướng tăng nên ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn, đặc biệt trong tình hình kinh tế chỉ mới có dấu hiệu phục hồi. PGD chưa có các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ quá hạn cụ thể và xử lý các trường hợp nợ quá hạn, đặc biệt là các DN sử dụng tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

2.2.3.2.4.Năng lực, phẩm chất CBTD

Trong quy trình tín dụng của PGD, một CBTD thực hiện rất nhiều công việc: lập hồ sơ, thẩm định, giải ngân, giám sát hiệu quả hoạt động, thu lãi vay của DN. Việc này tạo sự thuận lợi trong công tác phục vụ cho khách hàng thực hiện giao dịch tuy nhiên cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng chất lượng tín dụng DN, bởi cán

bộ có thể đưa ra nhiều ý kiến chủ quan hay phớt lờ những hành vi sai lệch của khách hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, đội ngũ CBTD tuy được đào tạo về thẩm định phương án, dự án kinh doanh nhưng chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thực tế nên kết quả thẩm định dự án mang nặng về tính toán số liệu quá khứ mà chưa đi sâu dự đoán kết quả tương lai với cách nhìn toàn diện. Điều đó làm cho các dự án sản xuất kinh doanh không được đảm bảo an toàn như kết quả dự kiến, ảnh hưởng khả năng thu nợ của PGD.

2.2.3.3. Nguyên nhân

2.2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng CBTD còn nhiều hạn chế

Chất lượng CBTD không đồng đều, một số cán bộ không bắt kịp sự đổi mới hay theo dõi qui định, sửa đổi của NHNN, chi nhánh hoặc chưa thực sự nghiêm túc tuân thủ quy trình tín dụng DN. Mặc dù rất nhiệt tình trong công việc nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế, không lường hết được các rủi ro hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả các khoản nợ tín dụng DN của PGD.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát còn yếu

Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đạt yêu cầu, chưa chủ động ngăn chặn kịp thời hết những hành vi tiêu cực trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Hệ thống thông tin của PGD còn hạn chế

Thông tin của PGD về các DN còn hạn chế, nhất là các DN vừa và nhỏ không nhiều. Các thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp không hoàn toàn đầy đủ, nhất là đối với các DN chưa từng thực hiện quan hệ tín dụng với ngân hàng sẽ rất khó thu thập thông tin.

- Mức độ hài lòng của DN đối với chất lượng tín dụng của PGD là trung bình

Kết quả thống kê của PGD cho thấy mức độ hài lòng của DN đối với chất lượng tín dụng của PGD là trung bình vì thủ tục vay vốn tín dụng kéo dài và phức tạp, các tiện ích của sản phẩm và sản phẩm dịch vụ hỗ trợ không đa dạng, không mang tính cạnh tranh cao và khác biệt nhiều so với các ngân hàng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban quản trị PGD chưa có cách nhìn bao quát tình hình kinh tế

Công tác quản trị, dự báo tình hình kinh tế và xây dựng chính sách tín dụng , danh mục đầu tư tín dụng chưa được quan tâm dẫn đến sự bị động trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của PGD.

2.2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp

Nền kinh tế vĩ mô đang trong giai đoạn khó khăn, chịu tác động kinh tế thế giới, hoạt động ngành ngân hàng còn nhiều biến động khiến quy mô và chất lượng tín dụng khó được đảm bảo ổn định tăng trưởng. Chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao, sức cầu xã hội còn yếu, chậm cải thiện làm nhiều DN vận hành khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục cũng khiến cho các nhà đầu chưa thực sự yên tâm đầu tư hay mở rộng nhiều ngành nghề mới, ảnh hưởng tăng trưởng quy mô tín dụng.

- Môi trường pháp lý còn nhiều yếu kém về hiệu quả và tính đồng bộ.

Mặc dù có trần lãi suất nhưng nhiều ngân hàng lách luật để thu hút khách hàng. Điều này ảnh hưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và chất lượng các khoản tín dụng nói riêng. Hoạt động thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định, văn bản pháp luật chưa đồng bộ, hiệu quả.

- Thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên

So với các nước trên thế giới và khu vực, các DN nước ta phải hoạt động trong điều kiện thông tin không được đầy đủ và thông tin thường rất lạc hậu so với diễn biến nền kinh tế thị trường. Do đó DN khó thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, có trình độ và quy mô hạn chế nên khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác thông tin, từ đố đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường, không tồn đọng hàng hoá.

- Năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều DN còn hạn chế

Nhiều DN chưa dự báo đúng nhu cầu xã hội, phương án sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, trình độ quản lý không đạt yêu cầu,… đặc biệt là các DN

vừa và nhỏ nên hiệu quả kinh doanh không tốt, năng lực quản lý tài chính thấp, ảnh hưởng là làm gia tăng các khoản nợ quá hạn ngân hàng.

- Hồ sơ khách hàng chưa phục vụ tốt công tác thẩm định tín dụng.

DN thường không có sự thống nhất và công khai số liệu tài chính nên khi cung cấp cho PGD số liệu không trung thực, ngoài ra nhiều trường hợp DN có hành vi làm hồ sơ giả với các số liệu, hoá đơn, chứng từ, báo cáo tài chính khả quan để được vay vốn tín dụng, làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định của các CBTD ngân hàng và gia tăng nguy cơ nợ quá hạn cho PGD.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của VPBank cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank PGD Lý Thường Kiệt. Tiếp theo, luận văn tập trung phân tích hình tình hình tín dụng và thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng DN tại PGD, là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng DN tại VPBank PGD Lý Thường Kiệt.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG –

PGD LÝ THƢỜNG KIỆT

3.1. Định hƣớng phát triển tín dụng DN của ngân hàng trong tƣơng lai 3.1.1. Định hƣớng chung

Năm 2014 là năm thứ 2 ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng triển khai chiến lược 5 năm giai đoạn 2012 – 2017 với tham vọng trở thành một trong những

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng- phòng giao dịch Lý Thường Kiệt (Trang 46)