2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý:
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km, nằm trong tọa độ 21007’19’’ - 21014’22’’ vĩ độ Bắc và 105036’50’’ - 105047’24’’ kinh độ Đông, có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Tây thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã gồm: Tự Lập, Chu Phan, Vạn Yên, Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Liên Mạc, Thạch Đà, Kim Hoa, Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, và 02 thị trấn gồm Quang Minh, Chi Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 14251,2 ha.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình:
Mê Linh là huyện đồng bằng thuộc thành phố Hà Nội có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 8 - 9 m, địa hình mang nét đặc trưng của một
hướng Tây Nam, độ cao chênh lệch không đáng kể. Nhìn chung, địa hình huyện Mê Linh tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc canh tác và đi lại của người dân, xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng kết hợp sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu du lịch sinh thái.
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu:
Mê Linh là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, một năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa hàng năm đạt mức trung bình từ 1.800 mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với độ ẩm trung bình hàng năm đạt 70 - 80 %. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường khô hanh và ít mưa do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Theo thống kê nhiệt độ cao nhất trong năm là 400C và thấp nhất là 80C, nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 250C.
Nhìn chung khí hậu Mê Linh tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp tuy nhiên do mưa bão hàng năm tập trung vào các tháng 7,8,9 vơi lưu lượng lớn gây xói mòn, ngập úng dập nát hoa màu cây cối làm ảnh hongwr tới đời sống và sản xuất của người dân Mê Linh,
2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn
Mê Linh có hệ thống sông hồ và đầm lầy khá phong phú trong đó có 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ, Đầm Và Tiền Phong... chúng có tác động rất lớn về mặt thủy lợi, tưới tiêu và cả chế độ thủy văn, cả huyện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước từ sông Hồng.
+ Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ sông Hồng, sông Cà Lồ, kênh Thạnh Phú, kênh Thanh Điềm chảy từ phía Bắc xuống phía Nam của huyện, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện. Trong những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây
dựng làm cho việc tuới tiêu được thuận lợi hơn hiện tượng ngập úng đồng ruộng cơ bản không còn xảy ra trên địa bàn huyện.
+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng.
2.1.1.5. Tài nguyên đất đai:
Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014, huyện Mê Linh có tổng diện tích tự nhiên 14.251,19 ha, trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp là: 7773,18 ha, chiếm 54,54 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 5986,10 ha, chiếm 42 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (trong đó đất ở là 2010,92 ha với đất ở tại đô thị là 261.88 ha và đất ở tại nông thôn là 1.749,04 ha).
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 491,91 ha, chiếm 3,45 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mê Linh năm 2014 thể hiện tại bảng 1.
Bảng 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mê Linh năm 2014 Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 14251.19 1 Đất nông nghiệp NNP 7773.18 54.54
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7418.56 52.06
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7010.62 49.19
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5432.38 38.12
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 80.28 0.56 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1497.96 10.51
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 407.94 2.86
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.11 0.02
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.11 0.02
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - -
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.4 Đất làm muối LMU - -
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 21.05 0.15
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5986.10 42
2.1 Đất ở OTC 2010.92 14.11
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 1749.04 12.27
2.1.2 Đất ở đô thị ODT 261.88 1.84
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2990.15 20.98
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp CTS 61.58
0.43
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4.38 0.03
2.2.3 An ninh CAN 1.09 -
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 1067.69
7.49 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1855.41 13.02
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 33.36 0.23
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 115.35 0.81
2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên
dùng SMN 826.93
5.80
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 9.39 0.07
3 Đất chưa sử dụng CSD 491.91 3.45
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 491.91 3.45
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - -
3.3 Đất đá không có rừng cây NCS - -
2.1.2. Kinh tế
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ từ 77,5% - 19,7% - 2,8% năm 2006 lên 86,7% - 10,2% - 3,2% năm 2013.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Giai đoạn 2006 – 2013, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp từ 77,5% năm 2006 lên 86,7% năm 2011; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2006 từ 19,7% xuống còn 10,2% năm 2011; tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 2,8 % năm 2006 lên 3,1% năm 2011.
- Nông nghiệp: đối với Huyện Mê Linh nông nghiệp là ngành sản xuất
chính của nhân dân, hiện nay nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
- Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2006 –
2013 đạt trung bình 25,6 %/năm, chưa chiếm tỷ trọng lớn, song ngành công nghiệp đang phát triển theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, mở rộng các khu,cụm công nghiệp. Tính đến nay trên địa bàn huyện có 339 dự án đầu tư, trong đó có 58 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án đang triển khai hoạt động.
- Dịch vụ: Dịch vụ du lịch, thương mại trên địa bàn huyện còn nhiều
bất cập và hạn chế do điều kiện giao thông chưa thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại. Giai đoạn 2006 – 2013, nhóm ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 16 %.
2.1.3. Xã hội.
- Dân số: Năm 2013, dân số toàn huyện Mê Linh là 199.518 người
chiếm xấp xỉ 0,3% dân số toàn thành phố Hà Nội; dân số ở thị trấn là 20.234 người chiếm 10,33% dân số của huyện và dân số ở nông thôn là 175.563 người chiếm 89,67% dân số của huyện.
- Lao động và việc làm: Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở các khu,
cụm công nghiệp tại thị trấn Quang Minh và các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm đây là các xã, thị trấn có các Nhà máy, công ty đặt trên địa bàn và là nơi thu hút lao động, tạo việc làm cho các con em trong huyện.
- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
+ Thực trạng phát triển đô thị: Các khu đô thị như thị trấn Chi Đông và
thị trấn Quang Minh được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, tại đây các khu đô thị cũng được hình thành.
+ Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:Các xã vùng nông
thôn đang trong giai đoạn triển khai đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được quan tâm đầu tư xây dựng.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông huyện Mê Linh bao gồm giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt gồm có tuyến đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Phà cảng Chu Phan và các bến bãi của các xã ven sông nhắm đáp ứng nhu cầu vận tải, đường sắt Hà Nội – Lào Cai với Ga Thạch lỗi. Trong đó đường bộ dài 433 km, đường thủy dài 40 km, đường sắt dài 9 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các hệ thống đường giao thông huyết mạch như Đường Quốc lộ 23B, Đường tỉnh lộ 312, 301, 308 và đang triển khai đầu tư các tuyến đường trục chính đặc biệt là tuyến Đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh (Đường 100 m).
+Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ văn của huyện khá đa dạng, huyện có hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ, kênh Thạnh Phú, kênh Thanh Điềm chảy từ phía Bắc xuống phía Nam, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống sông, ngòi, kênh rạch trong huyện chưa được tu bổ, cải tạo nâng cấp thường xuyên, nên công tác dẫn nước phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.Toàn huyện có 467,99 ha đất thủy lợi với gần 100 trạm bơm tưới tiêu.
+ Hệ thống trạm y tế: Tính đến năm 2013, trên địa bàn huyện có 100%
số xã, thị trấn có trạm y tế; 20 cơ sở y tế công lập và 1 bệnh viện đa khoa. Tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị còn nghèo làn, lạc hậu do chưa được đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại.
+ Hệ thống trường học: Tính đến năm 2013, toàn huyện có 7 trường
Phổ thông trung học, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 23 trường trung học cơ sở, 32 Trường tiểu học với tỉ lệ giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn tương ứng là 100%; 99,3%; 99,8%. Có 17 trong 32 trường tiểu học và 1 trong 23 trường trung học là các đơn vị đạt trường chuẩn quốc gia. Từ năm 2006, tất cả các xã, thị trấn đều có trường học kiên cố, đủ phòng học cho học sinh và không phải học ca 2, toàn huyện đã phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2001.
+ Tiềm năng du lịch: Tiềm năng du lịch của huyện khá phong phú về cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn xã hội tiêu biểu có khu du lịch sinh thái Đồi 79 mùa xuân tại xã Thanh Lâm và Đền thờ Hai Bà Trưng xã Mê Linh.
2.2. Công tác đấu giá QSDĐ tại huyện Mê Linh2.2.1. Quy chế đấu giá QSDĐ ở huyện Mê Linh