Tuy chính sách đấu giá QSDĐ mới được triển khai thực hiện ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng đã đạt được những kết quả nhất định, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, người sử dụng đất và Nhà nước. Một số mô hình đấu giá QSDĐ được áp dụng có quy mô vừa và nhỏ với các loại hình, các cách thức tổ chức đấu giá khác nhau như tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng ... Sau đây là sơ lược tình hình đấu giá QSDĐ của một số địa phương trong thời gian qua.
1.5.4.1. Đấu giá QSDĐ ở thành phố Hà Nội
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 và ngày 22/6/2009 Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số81/2009/QĐ-UBND về việc sửa đổi Điều 9 Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND (Ban hành trên cơ sở quy định của Quyết định 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Ngày 14/9/2010, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban hành trên cơ sở quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ) thay thế Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 22/6/2009 quy định: "Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá có trách nhiệm mời Đơn vị đấu giá chuyên nghiệp được thuê để thực hiện đấu giá QSDĐ tham gia xây dựng quy chế đấu giá"
Tới ngày 09/9/2010, Bộ Tư pháp có văn bản số 3175/BTP-BTTP về việc Hội đồng bán đấu giá QSDĐ quy định "... đối với các Hội đồng bán đấu giá tài sản được thành lập trước ngày 01/7/2010 đã tiếp nhận việc bán đấu giá QSDĐ đối với một số lô đất cụ thể mà đã tiến hành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, có phương án bán đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/7/2010 thì tiếp tục thực hiện việc bán đấu giá lô đất đó theo trình tự thủ tục quy định tại Quyết định 216/2005/QĐ-TTg".
Thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức đấu giá QSDĐ từ năm 2003, kết quả thực hiện công tác đấu giá như sau: Năm 2003, Thành phố thực hiện 6 dự án với diện tích 7,1 ha thu được 973 tỷ đồng. Trong năm 2004, Hà Nội đã tổ chức đấu giá QSDĐ tại 12 dự án thuộc 7 quận, huyện với tổng diện tích 32,3 ha đất và thu được tổng số tiền là 2.208 tỷ đồng. Năm 2005, Hà Nội thực hiện 30 dự án đấu giá QSDĐ, diện tích gần 65 ha với tổng thu gần 2.000 tỷ đồng, trong đó chuyển tiếp 18 dự án từ năm 2004 sang và thực hiện mới 12 dự án. Năm 2010, trên địa bàn thành phố đã tổ chức đấu giá được 11,7 ha đất, thu được 2.519,44 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch thu ngân sách. Các khu đất đấu giá tập trung tại 8 dự án thu được 1.176,16 tỷ đồng và các khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ tại 13 quận, huyện thu được 1.310,43 tỷ đồng và đấu giá được 4 nhà chuyên dùng, thu được 32,85 tỷ đồng .
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đấu giá QSDĐ, Sở đã chủ động báo cáo UBND Thành phố về thủ tục lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực hiện đấu giá đất QSDĐ nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 22 quận, huyện, thị xã đã tổ chức thực hiện công tác đấu giá QSDĐ với diện tích 10,5 ha, thu được 1.942 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, trong đó đấu giá QSDĐ đối với các dự án do thành phố thực hiện là 4,8 ha, thu được 973 tỷ đồng, đấu giá đất nhỏ lẻ, xen kẹt với diện tích đất tổ chức đấu giá là 9,2 ha, thu được 969 tỷ đồng. Một số quận, huyện có kết quả đấu giá QSDĐ tốt, gồm: Đan Phượng, Hà Đông, Thanh Trì, Đông Anh, Long Biên; các quận huyện đạt kết quả thấp, gồm: Cầu Giấy, Chương Mỹ, Thạch Thất, Từ Liêm. Trong 3 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn thành phố có 6 đơn vị tổ chức đấu giá với diện tích là 2,8 ha, thu được 486 tỷ đồng. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các quận, huyện, thị xã hiện nay trên địa bàn thành phố còn 33 dự án, diện tích đất 20,29 ha đã hoàn thành. Theo thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, đủ điều kiện được giao đất dịch vụ trên địa bàn thành phố là 7.741,48 ha,
trong đó, tổng nhu cầu đất dịch vụ phải giao là 854,81 ha, với tổng số hộ có nhu cầu đất dịch vụ là 77.526 hộ. Đến hết tháng quý I, Thành phố đã quyết định thu hồi 511,13 ha. Nhìn chung, công tác giao đất dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch. Một số quận huyện kết quả thực hiện cao như huyện Đan Phượng 76,5%, huyện Thường Tín đạt khoảng 61%, Phúc Thọ 43%, quận Hà Đông đạt khoảng 35,4%...
Trong 2014, Hà Nội có 34 danh mục dự án với tổng diện tích đất 235,95ha. Trong đó, diện tích đất quy hoạch để đấu giá QSDĐ khoảng 80,6ha, diện tích còn lại (đủ điều kiện đấu giá trong 2014) là 42,65ha. Dự kiến, kế hoạch tổng tiền đấu giá khoảng 1.500 tỷ đồng, gồm kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá 1.390 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện đấu giá ngay trong quý I, II (33 dự án, diện tích đất đấu giá QSDĐ 41,67ha; kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá 100 tỷ đồng đối với các dự án đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự kiến hoàn thành trong quý II/2014, đủ điều kiện để đấu giá trong quý III, IV (1 dự án, diện tích đất dự kiến đấu giá QSDĐ 0,98ha); đấu giá các điểm nhà chuyên dùng dự kiến thu 10 tỷ đồng.
* Cơ chế phân bổ sử dụng tiền đấu giá trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo điều 9 Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trường hợp đấu giá khu đất thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện đầu tư xây dựng hạ tầng và tổ chức đấu giá theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố được phân bổ 70% nộp ngân sách thành phố để tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng chung toàn Thành phố và 30% còn lại dành để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các dự án trên địa bàn cấp huyện, cấp xã (nơi có đất) theo danh mục đầu tư do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định; Đối các khu đất nhỏ, lẻ xen kẹt trong khu dân cư do huyện đầu tư và tổ chức đấu giá thì toàn bộ số tiền thu được do Ủy ban
nhân dân cấp huyện quản lý, sử dụng theo danh mục đầu tư trên địa bàn cấp huyện, cấp xã (nơi có đất) do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.
Trường hợp đấu giá QSDĐ ở các khu đất nhỏ, lẻ xen kẹt trong khu dân cư theo quy định tại Điều 4 quy định này thì toàn bộ số tiền thu được do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, sử dụng theo danh mục đầu tư trên địa bàn cấp huyện, cấp xã (nơi có đất) do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.
1.5.4.2. Đấu giá QSDĐ ở thành phố Đà Nẵng
- Tất cả những người tham gia đấu giá đều thực hiện đấu giá trực tiếp để nhận QSDĐ dưới hình thức niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 lần. Sau khi hết thời gian niêm yết giá, Hội đồng bán đấu giá gia hạn thêm thời gian nhận đơn trong 15 ngày.
- Mỗi đơn đăng ký tham gia đấu giá được cử 02 người đại diện vào phòng đấu giá và ngồi theo sự sắp xếp của Hội đồng bán đấu giá. Khi muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của Hội đồng bán đấu giá.
- Mức chênh lệch mỗi lần trả giá bằng lời liên tục là 50.000 đồng/m2, mỗi người tham gia đấu giá được quyền trả giá bằng lời nhiều lần không hạn chế cho đến khi không có ai trả giá cao hơn. Thời gian quy định trả giá cách nhau 3 phút (Hội đồng sẽ nhắc lại 03 lần), quá 03 phút không có ai tiếp tục trả giá cao hơn thì người có mức giá cao nhất là người trúng đấu giá.
Sau khi việc bán đấu giá kết thúc. Hội đồng sẽ lập Biên bản tại chỗ và mọi người tham gia đấu giá đều ký vào Biên bản trúng đấu giá.
* Cơ chế tài chính khi thực hiện đấu giá QSDĐ:
- Giá sàn do Ủy ban nhân dân thành phố quy định giao động từ 3.900.000 đến 5.330.000 đồng/m2, giá bỏ thầu từ 4.200.000 đồng/m2 đến 12.900.000 đồng/m2 và giá đất trúng thầu từ 4.850.000 đồng/m2 đến 12.900.000 đồng/m2 cao hơn 1,24 đến 2,42 lần so với giá sàn quy định. Nhìn chung, với mức giá sàn như vậy là phù hợp với đại đa số người tham gia đấu giá và giá trúng đấu giá so với giá đất thị trường tại thời điểm đấu giá là cơ bản sát giá thị trường.
- Giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố Đã Nẵng quy định đối với khu vực này trước khi có dự án là 570.000 đồng/m2 và giá đất đền bù khi giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng 800.000 đồng/m2.
- Phương thức thành toán nộp tiền trúng đấu giá QSDĐ được thực hiện trong nhiều lần nhưng tối đa không quá 45 ngày phải thanh toán xong.
1.5.5.3. Công tác đấu giá QSDĐ tại thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 24/2010/QĐ – UBND về quy chế đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất. Quyết định số 76/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thành lập Hội đồng đấu giá QSDĐ với các thành viên là đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị (hoặc Phòng Công Thương), Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (nơi có thửa đất đấu giá) và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng đấu giá QSDĐ quận, huyện.
Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức đấu giá QSDĐ theo Quyết định số 76/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, có trách nhiệm: Thành lập Hội đồng đấu giá QSDĐ quận, huyện với thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một thành phố thuộc Trung ương, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thực hiện công tác đấu giá QSDĐ từ rất sớm. Năm 2003, nguồn thu từ đất do đấu giá của thành phố là 700 tỷ đồng, năm 2004 là 1.700 tỷ đồng và năm 2005 là hơn 1.400 tỷ đồng. Để sử dụng nguồn thu đó thành phố đã quyết định dành một phần lớn tiền thu được từ đấu giá QSDĐ
sau: để lại địa phương nơi có dự án đấu giá 50% nguồn thu từ đấu giá QSDĐ với những khu đất trị giá dưới 50 tỷ đồng, 40% với những khu đất trị giá từ 50 tỷ - 100 tỷ đồng và 30% với những khu đất trị giá 100 tỷ - 500 tỷ đồng. Các quận, huyện được tự tổ chức đấu giá với khu đất công có diện tích từ 500 m2 - 1.000 m2 (khu nội thành) và 1.500 m2 - 2.000 m2 (khu ngoại thành).
Trong năm 2012, trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã đấu giá được 3 khu đất với tổng số tiền gần 20 tỉ đồng. Các cá nhân trúng đấu giá sẽ phát triển các dự án nhà ở tại những khu đất này.Để giao đất cho các chủ đầu tư có năng lực, trong năm 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường đã thu hồi 71 khu đất với tổng diện tích gần 3.100 héc ta. Các khu đất đấu giá trong năm 2013 của thành phố Hồ Chí Minh như: Khu đất 125/34 Hồng Bàng : 412 m2, Phường 6, quận 6; 13 nền đất khu dân cư nhà vườn du lịch Phước Lộc : 7.931 m2, Cần Giờ; Khu đất thửa 107, tờ bản đồ 43 : 17.084 m2, Xã Tân Hiệp, Hóc Môn; Một phần của khu 21-23 Nguyễn Văn Của : 571 m2, Phường 13, quận 8; Khu đất tại Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng Sài Gòn : 1.675 m2, Phường Linh Trung, Thủ Đức; Khu đất số 50 Bến Phú Định : 379 m2, Phường 16, quận 8; Khu đất B7 Nguyễn Hữu Trí : 8.557 m2, Thị trấn Tân Túc, Bình Chánh; Khu đất số 48 : 5.274 m2, Ấp Thạnh An, xã Trung Tây, Củ Chi; Khu đất tại Công ty KT Duyên Hải – Cofidec : Xã Long Hòa – Cần Thạnh, Cần Giờ.
Theo đà khủng hoảng của thị thường bất động sản Việt Nam 3 năm trở lại đây, thành phố Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng bởi cơn sóng bão hòa và trầm lắng. Điều đó khiến việc thực hiện công tác đấu giá QSDĐ cũng rơi vào sự ảm đạm, thiếu người tham gia đấu giá. Trong thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh sẽ có các chính sách nhằm khôi phục tình trạng và đưa vào đấu giá, thu về ngân sách phục vụ cho việc xây dụng cơ sở hạ tầng.