Vania: Mới 56 tuổi, bố chết ngoài mặt trận, mẹ bị bom chết trên tàu hoả; Sống trơ trọi, đói khát.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 49)

khát.

- Dù còn thơ dại nhưng cũng đã ý thức nỗi bất hạnh của mình (thở dài…)

- Xô-cô-lốp:

+ Ra trận, bị thương, bị bắt làm tù binh, vợ và hai con gái bị bom sát hại, con trai bị bắn chết ngay ngày chiến thắng phát xít.

+ Sau chiến tranh: Không dám về quê hương, chìm vào men rượu, nỗi đau buồn dường như tàn phá sức khoẻ anh.

+ Tâm hồn luôn bị giày vò bởi kíức của ngày hôm qua (những giấc mơ…)

- Chiến tranh để lại những vết thương mãi mãi làm nhức nhối tâm hồn người lính, nhà văn nhìn thẳng vào những mất mát; ca ngợi khí phách của nhân dân Liên Xô trong chiến tranh vệ quốc.

3.2. Bản lĩnh kiên cường, lòng nhân ái của con người Nga

- Xô-cô-lôp nhạy cảm với nỗi đau của Va-ni-a, muốn chia sẻ, nhận nó làm con, quyết định bất ngờ lòng nhân ái.

- Tâm hồn nhẹ nhõm tìmđược lẽ sống: Thương yêu đùm bọc kẻ bất hạnh. - Trái tim anh như được hồi sinh nhờ sức mạnh của tình thương.

- Cố gắng không làm tổn thương nó, che giấu sự thật về cuộc đời thằng bé, giấu cả những giọt nước mắt.

- Hai số phận nâng đỡ nhau, cháu bé cần sự chở che còn Xô-cô-lốp cần một lẽ sống, một nguồn vui trong đời. Cả hai vươn mình vượt qua số phận. Con người từ vực thẳm của khổ đau đã đứng dậy bằng sức mạnh của tình yêu nước, lòng dũng cảm, tình thương, lòng nhân ái.

4. Đặc sắc nghệ thuật

-Phương thức trần thuật giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn. - Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.

- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.

5. Chủ đề: Số phận con người tập trung phảnánh nỗi bất hạnh của con ngưòi sau chiến tranh; bộclộ mối đồng cảmcủa tác giả trước vô vàn khó khăn,mất mát ,đau thương do chiến tranh gây ra mà lộ mối đồng cảmcủa tác giả trước vô vàn khó khăn,mất mát ,đau thương do chiến tranh gây ra mà con người phải vượt qua;thể hiện lòng khâm phục và niền tinở tính cách Nga kiên cường,cũng như lòng tinở cuộc sống bao dung.

6.Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trình bày những điểm chính về cuộc đời và sáng tác của nhà văn Sôlôkhôp.

Hướng dẫn trả lời: Xem mục 1.1. và mục 1.2.

Câu 2. Những nét đặc sắc nào trong tiểu sử của Sôlôkhôp giúp anh (chị) hiểu thêm văn nghiệp của ông?

- Ông sinh raở vùng thảo nguyên sông Đông của nước Nga và gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người nơi đây.

- Đã trực tiếp tham gia cuộc nội chiến sau cách mạng và cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức nên thấu hiểu số phận của những con người Xô viết trong và sau chiến tranh cùng với phẩm chất kiên cường, nhân hậu của họ.

- Bởi vậy, ông viết rất hay về vùng sông Đông và những người Nga trong và sau chiến tranh (Sông Đông êm đềm, Số phận con người)

Câu 3. Tóm tắt truyện ngắn “Số phận con người” của Sôlôkhôp.

Xem mục 2.2

Câu 4. Nêu giá trị nội dung tư tưởng của truyện ngắn “Số phận con người”.

- Qua miêu tả cuộc đời của nhân vật Xôcôlôp, một con người đầy đau khổ, bất hạnh, mất mát nhưng đã vượt lên số phận, mang hạnh phúc đến cho một số phận bất hạnh khác, nhà văn đã ngợi ca tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga.

- Thông qua tác phẩm, nhà văn còn khẳng định:

+ Trong hoàn cảnh khốc liệt, biết nương tựa vào nhau để vươn lên, hy vọng vào cuộc sống chính là một phẩm chất tuyệt vời của con người chân chính;

+ Khả năng, sức sống, niềm tin và hy vọng của con người có thể chiến thắng mọi bất hạnh để vươn lên xây dựng cuộc đời.

Câu 5. Nét mới trong trong truyện ngắn “Số phận con người”.

- Nhà văn dũng cảm khám phá sự thật về số phận con người trong và sau chiến tranh cho dù sự thật đó tàn bạo, cay đắng.

- Nhà văn cho thấy, con người Nga không chỉ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc mà còn anh hùng ngay trong cả cuộc sống đời thường.

- Qua đó, bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn về số phận con người có tính nhân loại ở thế kỷ XX; đặt ra vấn đề nóng bỏng về khả năng, sức sống, niềm tin, hy vọng và tình người của con người sau chiến tranh.

Câu 6. Truyện ngắn “Số phận con người” đã khắc họa tính cách Nga như thế nào ? Tại sao có thể gọi nó là một tiểu anh hùng ca?

- Truyện ngắn “Số phận con người” của Sôlôkhốp được viết năm 1956, là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn những năm sau chiến tranh.

- Nhân vật chính của truyện là Anđrây Xôcôlốp với 2 phẩm chất Nga sáng ngời là kiên cường và trung hậu: Xôcôlôp có cuộc đời nhiều mất mát, bất hạnh trong chiến tranh: vợ con bị giặc giết hại, bản thân từng bị giặc tra tấn dã man. Sau chiến tranh, anh sống trong nỗi cô đơn ghê gớm… Tuy vậy, với bản lĩnh cao đẹp, Xôcôlốp không những không rơi vào bế tắc mà còn là chỗ dựa tinh thần cho một con người bất hạnh khác (bé Vania).

- Truyện ngắn “Số phận con người” có thể gọi là một tiểu anh hùng ca vì:

+ Tuy là truyện ngắn nhưng chứa đựng dung lượng tư tưởng lớn, đặt ra và giải quyết những vấn đề hệ trọng của cả nhân loại, thời đại.

+ Tác phẩm có âm hưởng anh hùng ca: qua nhân vật trung tâm Xôcôlốp, hìnhảnh người dân Nga đã sáng ngời lên phẩm chất kiên cường, dũng cảm, biết vươn lên mạnh mẽ từ bão tố chiến tranh, từ bi kịch tâm hồn và sáng ngời trái tim Nga nhân ái.

BÀI 21: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (TRÍCH) CỦA E. HÊ-MINH-UÊ1. E. Hê-minh-uê 1. E. Hê-minh-uê

1.1. Cuộc đời:

Hêminguê là nhà văn Mĩ, sinh năm 1899 mất năm 1961,sinh trưởng trong một gia đình trí thức khá giả tại thành phố ngoại vi Chicagô, là người từng đoạt giải Nobel về văn học 1954.

Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm ,sống giản dị, gần gũi quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.

Ông tham gia chiến tranh thế giới thứ I bị bắt rồi bị thương nặng ,trở về Mỹ với tâm trạng lạc loài . Chiến tranh thế giới thứ II ông tham gia chống phát xít tại Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận , ông viết rất sôi nổi, viết nhiều trong khoảng thời gian từ đây trở đi .

Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió , một cây bút xông xáo không mệt mỏi .Ông là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý ).

1.2. Sự nghiệp:

Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , ...

2. Ông già và biển cả

2.1. Hoàn cảnh ra đời:

- Ông già và biển cả (1952), xuất bản lần đầu trên tạp chíĐời sống. Tác phẩm gây tiếng vang

lớn và hai năm sau được trao giải Nô-ben.

- Tác phẩmtiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi”. Phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm rất lớn gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng.

2.2. Tóm tắt

Ông già Xanchiagô đánh cáở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào . Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn sư tử. Thảmồi ông đối thoại với chim trời, cá biển .

Thế rồi, một concá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá Kiếm to lớn, mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xanchiago giết được con cá .

Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ “ không ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.

2.3. Nội dung:

2.3.1. Vị trí đoạn trích:Đoạn trích nằm ở cuối truyện. Nội dung kể về việc chinh phục con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.

2.3.2. Hìnhảnh ông lão và con cá kiếm :

- Con cá kiếm được miêu tả như một “nhân vật đặc biệt”, có những nét khác thường. Xuất hiện gián tiếp nhưng ấn tượng bởinhững vòng lượn tròn rất lớn. Nhà văn có dụng ý muốn Xan-ti-a-gô

và người đọc hình dung về con cá. Xan-ti-a-gô không khỏi kinh ngạc cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn…thân hìnhđồ sộ…Giống như con người con cá rất khôn ngoan. Qua những vòng lượn,nhà vănvẽ lên những cố gắng hết sức mãnh liệt của con cá để thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ. Cái chết của con cá oai phong mang vẻ đẹp lãng mạn…

- Xan-ti-a-gô là một ngư phủ lành nghề kiên cường. Qua hành động và độc thoại nội tâm chứng tỏ ông rất quý con cá (người anh em…tao chưa thấy bất kì ai hùng dũng, …cao thượng như

mày….).

- Xan-ti-a-gô cảm nhận con cá không chỉ bằng động tác mà cả bằng trái tim (sự cảm thông). Không chỉ như quan hệ giữa người đi săn và con mồi. Biểu hiện qua lời lẽ và ý nghĩ của ông lãođã biến con cá thành “nhân vật” đối thoại trong lặng câm và bìnhđẳng , bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của ông lão.

Đề cao sức mạnh con người. Thể hiện niềm tin vào nghị lực con người và niềm kiêu hãnh về con người

2.4. Đặc sắc nghệ thuật

- Đoạntrích tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Hê-minh-uê với nguyên lý “Tảng băng trôi”, sử

dụng ẩn dụ, tính đa nghĩa của hình tượng.

- Lối kểchuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và

độc thoại nội tâm.

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trình bày những điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà vănHêminguê.

Hướng dẫn trả lời: Xem mục 1.1. và mục 1.2.

Câu 2. Ý nghĩa nhan đề “Ông già và biển cả”?

Trong nguyên văn, tiểu thuyết của Hê-ming-uê được đặt tên là “Ông già và biển” (The old man and the sea). Bản dịch tiếng Việt dịch là “Ông già và biển cả” mang thêm nhiều sắc thái ý nghĩa:

- “Biển cả” là biển lớn, chỉ sự mênh mông vô tận, do đó có giá trị biểu cảm hơn từ “biển” (chỉ là danh từ mang ý nghĩa chung chung)

- Nhan đề “Ông già và biển cả” gợi lên sự đối kháng quyết liệt giữa một bên là ông già cô độc, đói khát, mệt rã với một bên là biển cả mênh mông, rộng lớn, hung dữ. Chính sự đối kháng ấy đãđề cao sức

mạnh của con người. Đó là sức sống, sức mạnh của niềm tin phi thường của con người chinh phục thiên nhiên.

Câu 3. Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm “Ông già và biển cả”?

- Tác phẩm là một bản anh hùng ca, ngợi ca con người và sức lao động của con người.

- Tác phẩm cũng toát lên lòng thông cảm và yêu thương vô bờ bến của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ.

Câu 4. Ý nghĩa biểu tượng của hành trình vật lộn quyết liệt giữa một ông già đơn độc, đói khát, mệt rã với con cá kiếm mắc câu ngoài khơi trong trích đoạn “ Ông già và biển cả”.

- Ca ngợi lòng dũng cảm, tính kiên cường và gợi lên tầm vóc lớn lao của con người lao động nơi biển cả.

- Đề cao sức sống, sức mạnh của niềm tin phi thường của con người chinh phục thiên nhiên. - Đề cao khát vọng đẹp đẽ của người nghệ sỹ trên hành trình chinh phục cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật.

Câu 5. Anh (chị) hiểu nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác văn chương của Hêminguê như thếnào? Biểu hiện của nguyên lý “Tảng băng trôi” trong trích đoạn “Ông già và biển cả”.

a) Phát biểu nguyên lý “Tảng băng trôi”:

- Hêminguê ví tác phẩm văn chương như một “tảng băng trôi” trên mặt nước, 7 phần chìm, 1 phần nổi.

- Với nguyên lý “Tảng băng trôi” thì nhà văn khi sáng tác không trực tiếp công khai ý tưởng của mình mà chỉ xây dựng những biểu tượng giàu sức gợi để người đọc tự rút ra ẩn ý.

- Để thực hiện nguyên lý “Tảng băng trôi”, nhà văn phải sử dụng độc thoại nội tâm và những biểu tượng, ẩn dụ.

b) Biểu hiện của nguyên lý “Tảng băng trôi” trong đoạn trích “Ông già và biển cả”: - Có nhiều câu độc thoại nội tâm của nhân vật ông già Xăngchiago.

- Chứa đựng hìnhảnh ẩn dụ, biểu tượng giàu sức gợi (con cá kiếm, biển cả mênh mông).

Câu 5. Nêu ý nghĩa trích đoạn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê?

Đoạn trích là mộtt phần biểu hiện sinh động của nguyên lí tảng nghệ thuật” tảng băng trôi”.Câu chuyện mở ra nhiều tầng ý nghĩa:

-Tầng nổi:miêu tả cuộc hành trình gian nan,quyết tâm săn đuổi con cá kiếm –“vận may’’ để khẳng định tài nghệ trong đồi củavông lão Xan-ti-a-gô.

-Tầng chìm:

+Con cá kiếm:là hìnhảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên,biểu tượng của cái đep,của ước mơ lí tưởng-cái tuyệt đích mà con người jhát khao theo đuổi,tìm kiếm suốt đời.

+Ông lão Xan-ti-a-gô là biểu tượngcủa con người anh hùng có khát vọgn chinh phục ,khát vọng vươn tới cái tuyệt đích,dũng cảm đương đầu với thử thách và cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình.

+Biển cả là hìnhảnh một khung cảnhkì vĩ biểu tượng cho hoàn cảnh thử thách –là môi trườnghoạt động,lao động và sáng tạo của con người.

+Cuộc đi câu cá kiếm làẩn dụ về cuộc hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động để chinh phục tự nhiên,biến những ước mơ khát vọng cao cả thành hiện thực.

=> Gợi liên tưởng về cuộc hành trìnhđầy thử thách của người nghệ sỉ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo để vươn tớicong trình nghệ thuật tuyệt mĩ chân chính.

=> Gợi suy ngẫm: Dù là ai,con người cũng phải vượt qua những khó khăn thử thách,vượt qua chính bản thân mình mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Lưu ý:

Ngoài việc ôn tập theo các đề bài trên, học sinh cần đọc kĩ các tác phẩm trong chương trình, nắm vững hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, giá trị nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm. Riêng tác phẩm thơ cần thuộc lòng văn bản

BÀI 22: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.I. Cấu trúc bài nghị luận xã hội I. Cấu trúc bài nghị luận xã hội

NGHỊ LUẬN VỀMỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ NGHỊ LUẬN VỀMỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜISỐNG SỐNG

Nhiệm vụ của phần mở bài là giới thiệu luận đề. Học sinh chú ý nêu đúng luận đề và không lấn sang phần thân bài.

Mở bài Dẫn dắt rồi trích nguyên văn tư tưởng đạo lí được nêu trong đề bài.

Nêu hiện tượng cần nghị luận.

Chú ý: chỉ nêu (giới thiệu tên) chứ không tiến hành phân tích, trình bày...

Phương pháp đối lập là cách mở bài thường thấy của bài nghị luận một hiện tượng đời sống.

LĐ1

Giải thích tư tưởng, đạo lí. Bởi, những tư tưởng, đạo lí này bao giờ cũng được trình bày

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)