người thân yêu trong gia đình: ba má, chú năm, chị Chiến…tính cách nhân vật cũng bộc lộ rõ…
- Nhân vật Việt: Là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên (giành phần hơn chị, thích bắt ếch, bắn
chim, đi đánh giặc còn mang theo ná thun…); có một tình yêu thương gia đình sâuđậm ( thương chị nên giấu chị, nghe lời chị mọi việc chỉ trừ việc đi đánh giặc);một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ kiên cường (quyết tâmđi bộ đội trả thù cho ba má, dũng cảm tiêu diệt xe tăng giặc). Trong anh có dòng máu của những người gan góc, sẵn sàng hi sinh vìđộc lập tự do của Tổ quốc.
- Chiến : Là cô gái mới lớn tính tình vẫn còn trẻ con nhưng cũng là người chị biết nhường em lo toan, tháo vát, sắp xếp việc nhà gọn gàng trước khi hai chị em đi bộ đội; Chiến vừa có những
điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chị căm thù giặc sâu sắc (nếu giặc còn thì tao mất..), gan góc dũng cảm lập nhiều chiến công.
- Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự nối tiếp thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
2.3. Nghệ thuật
-Tình huống truyện: Kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch khi gián đoạn “của người trong cuộc” làm câu chuyện chân thật hơn, có thể thay đổi đối tượng, không gian thời gian đan xen tự sự và trữ tình
- Nghệ thuật trần thuật độc đáo, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo.
- Chi tiết được chọn lọc vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và mang sắc thái Nam Bộ.
3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn: “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi?
- Trước hết, truyện kể về những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng: gia đình của chị em Chiến, Việt.
- Thông qua đó, tác giả muốn nói đến một gia đình lớn: đó là đại gia đình Việt Nam với rất nhiều những người con, thuộc nhiều thế hệ nối tiếp nhau, phát huy truyền thống của gia đình, của dân tộc, đứng lên anh dũng đánh giặc, bảo vệ đất nước…
Câu 2. Hìnhảnh cuốn sổ gia đình trong truyện ngắn “Những đưa con trong gia đình”?
- Đó là cuốn sổ mà chú Năm ghi khá tường tận cái chết của thím Năm, ông nội, ba, má Việt…và ghi một số công tác của gia đình.
- Dù chỉ là ghi chép không đầy đủ nhưng nó rất thiêng liêng vì lưu giữ cho con, cháu, các thế hệ đời sau biết được cha ông mìnhđời trước.
- Cuốn sổ gia đình còn cho biết đây là một gia đình có thù sâu với phong kiến và đế quốc, đồng thời đó còn là giađình có truyền thống cách mạng.
- Hìnhảnh cuốn sổ gia đình cho thấy: truyền thống gia đình Việt cũng như nhiều gia đình khác rất đẹp và đáng trân trọng; truyền thống gia đình làm nên truyền thống đất nước, truyền thống dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Chiến, Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Gợi ý làm bài– Các ý chính
a. Nhân vật Chiến, người con gái trẻ mang dáng vóc của người mẹ từ ngoại hình cho đến giọng nói, tính cách:
- Ngoại hình: khỏe khoắn, chắc nịch. - Tính cách: gan góc, tháo vát, đảm đang.
- Một lòng với Cách mạng, muốn tòng quânđể trả thù cho ba má, giải phóng quê hương. - Lo liệu tính toán trước sau về việc nhà trước ngày nhập ngũ.
-> Hìnhảnh tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ miền nam thời chống Mĩ. b. Nhân vật Việt
- Cậu con trai lộc ngộc, vô tư, ngây thơ, hiếu động: + Thường tranh công với chị.
+ Việc nhà thường phó thác hết cho chị. + Thương chị theo kiểu rất trẻ con. + Gặp được đồng đội khóc như con nít.
- Ngoài mặt trận, Việt là người lính trẻ dũng cảm, gan góc, kiên cường:
+ Chưa đủ tuổi tòng quân nhưng vẫn xung phong nhập ngũ để trả thù cho ba má. + Xung trận, Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm, dùng thủ pháo tiêu diệt xe của giặc.
+ Bị trọng thương, Việt vẫn nằm trong tư thế chờ giặc, ngón tay để nơi cò súng, đạn đã lên nòng.
=> Việt, Chiến tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mĩ
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và rút raý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
BÀI 17: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (TRÍCH) Của Lưu Quang Vũ 1. LưuQuang Vũ
- Lưu Quang Vũ (1948- 1988) là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất .
- Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường những năm 80 của thế kỉ trước, nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật hiện đại.
- Tác phẩm:Hương cây – Bếp lửa (thơ),Tôi và chúng ta (kịch) …
2. Hồn Trương Ba da hàng thịt
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Hồn Trương Ba da hàng thịt viết năm 1981, công diễn lần đầu 1984,là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian nhưng chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
2.2. Nội dung
2. 2.1.Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt:
- Làẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong một con người. Đó là tiếng nói của bản năng và những tác động ghê gớm của nó vào linh hồn. Linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác.
- Cảnh báo khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị cái dung tục lấn át, thắng thế và tàn phá những gì tốt đẹp cao quý trong con người.
2.2.2. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
- Trước phản ứng của người thân (người vợ buồn bã đau khổ muốn chết, có ý định bỏ đi nhường chồng cho cô vợ hàng thịt,Cái Gái quyết liệt và dữ dội không nhận ông nội…) Trương Ba lúc
đầu biện minh cho mình Sao bà lại nói thế nhưng sau đó đau khổ, bế tắc, thất vọng vềmình (thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá, tay ôm đầu, run rẩy, lập cập, cầu cứu)
- Bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải đứng trước sự lựa chọn. Lời độc thoại nội tâm của Trương Ba là những câu mang tính chất tự vấn bộc lộ thái độ quyết liệt trong đấu tranh
- Đỉnh điểm của bi kịch là nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt.
2.2.3. Màn đối thoại giữa hồn T.Ba với Đế Thích:
- Đế Thích khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn, thể hiện cái nhìn quan liêu hời hợt về cuộc sống con người.
- Trương Bakhông thể bên trong một đằng,... Tôi muốn được là tôi toàn vẹn;Sống nhờ vào đồ đạc,...nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!Trương Ba từ chối không nhập vào xác cu Tị.
- Con người là một thể thống nhất, hồn xác phải hài hòađồng thuận. Sống phải là chính mình. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh