Truyện ngắn Vợ nhặt

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 35)

- Ngoại hình: trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn

2. Truyện ngắn Vợ nhặt

2.1. Hoàn cảnh sáng tác:Vợ nhặt in trong tậpCon chó xấu xí(1962), được viết dựa trên một phầntiểu thuyếtXóm ngụ cư. tiểu thuyếtXóm ngụ cư.

2.2. Nội dung

2.2.1. Bối cảnh câu chuyện

Thảm họa nạn đói 1945: người sống bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, người chết như ngả rạ… thây nằm còng queo bênđường, không khí vẩn mùiẩm thối ... mùi gây của xác người. Xóm ngụ cư trong thảm họa đói như một bãi tha ma. Cáiđói đã bộc lộ hết sức mạnh hủy diệt cuộc sống. Con người bị đẩy vào lằn ranh giữa sự sống và cái chết.

2.2.2. Người vợ nhặt

Cái đói quay quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng đã biến thị thành một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ. Thị đã theo không về làm vợ Tràng. Con người thật của thị thể hiện rõ khi về nhà. Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của thị không lộng lẫy nhưng gợi được sự ấm áp cho một gia đìnhđang bên lềcái chết.

2. 2.3. Nhân vật Tràng

Người lao động nghèo, tốt bụng,..luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh nhận thấy không gian xung quanh thay đổi.Tràng thay đổi suynghĩ,ýthức đượctrách nhiệm với vợcon, anh dự cảm một tương lai tươi đẹp cho cuộc đờicủa mình“Bỗng nhiên hắn thấy…tu sửa căn nhà”. Những thay đổi lớn trong tâmlí,tínhcáchcủa anh Trànglàbiểu hiện cao nhấtcủa tinh thần hướng vềsựsống quên đi cái chết đang bủa vây.

2.2.4. Nhân vật bà cụ Tứ:

Bà cụ Tứ một bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân ái;đói khát đã khiến người ta phải sống, phải ăn thức ăn củaloài vật (cháo cám)nhưng cái đói không hủy diệt đượctìnhnghĩavà niềm hi vọngcủa con người

Tư tưởng: dù ở bên lề cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc …vẫn hi vọng ở tương lai”`

2.3. Nhữngthành công vềnghệthuật

Tạotình huống truyện độc đáo; miêutả, phântích diễn biến tâmlí,tính cách nhân vật tinh tế; cách kểchuyện hấp dẫn; sử dụng ngôn ngữmộc mạc giản dị nhưng chắt lọc giàu sức gợi.

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Tóm tắt cốt truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

- Tràng, một chàng trai xấu xí thô kệch, một buổi chiều đilàm về dắt về một cô vợ, giữa lúc nạn đói đang hoành hành khủng khiếp. Tràng nhớ lại chuyện nhặt vợ của mình thật dễ dàng, bất ngờ: chỉ mấy câu bông đùa với 4 bát bánh đúc mà một cô gái đói khát đã theo không Tràng về làm vợ.

- Việc Tràng có vợ khiến mọi người ngạc nhiên và lo lắng thay cho Tràng. Bà cụ Tứ (mẹ Tràng) thì từ ngạc nhiên đến buồn tủi, lo lắng rồi vì thương con mình mà cũng mừng cho hạnh phúc của con. Bà tìm mọi cách để động viên anủi các con tin vào ngày mai tươi sáng.

- Mọi thành viên trong gia đình cũng đều vui vẻ thu vén nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Dù trước mắt, cái đói, cái chết vẫn còn rình rập, hiện hình nhưng họ vẫn nghĩ và tin vào ngày mai sẽ thay đổi cuộc sống. Tràng còn nghĩ đến ngày sẽ cùng đoàn người đói đi cướp kho thóc Nhật.

Câu 2. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”?

- “Vợ nhặt” là người vợ được Tràng “nhặt” về: Thực ra, Tràng khơng “nhặt” thị mà thị theo Tràng về. “Vợ nhặt” là cách tác giả đặt tên cho thị. Câu chuyện “vợ nhặt” là câu chuyện về thị. Các đặt tên tác phẩm như thế bộc lộ được nhiều giá trị của tác phẩm.

- Ý nghĩa tư tưởng: Nhan đề thể hiện được giá trị hiện thực (nạn đĩi), giá trị nhân đạo (tình người) và giá trị nhân bản (trả lại cho thị những giá trị làm người). Nếu Kim Lân đặt tên truyện khác đi, chưa hẳn đã làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng như tên “Vợ nhặt”.

- Ý nghĩa nghệ thuật: Nhan đề gây sự chú ý đối với người đọc, vì xưa nay việc lấy vợ chồng là việc hệ trọng, chưa cĩ bao giờ lại có thể “nhặt “ được vợ. Hơn nữa cưới hỏi đàng hồng chưa chắc đã cĩ được người vợ hiền, dâu thảo. Người “vợ nhặt” sẽ thế nào? Nhan đề tạo ra sự chú ý của người đọc đối với nhân vật người “vợ nhặt” từ đĩ phát hiện ra tư tưởng của tác phẩm.

- Đó cũng các cách Kim Lân tôn vinh tình người, tơn vinh người phụ nữ Việt Nam trong nạn đĩi lịch sử năm Ất Dậu (1945)

Câu 3. Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

a) Giá trị nội dung, tư tưởng:

- Tái hiện chân thực và cảm động nạn đói năm 1945 thê thảm của nông thôn Việt Nam, qua đó thể hiện thái độ tố cáo đối với xã hội thực dânphong kiến đãđẩy người nông dân vào thảm cảnh.

- Phát hiện, miêu tả và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động: dù rơi vào tình cảnh bi đát nhất vẫn cưu mang nhau, vẫn vươn lên để sống, để hy vọng ở tương lai và hướng tới cách mạng.

b) Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng và diễn tả tâm lý nhân vật thành công. - Tạo được tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

- Giọng văn mộc mạc, giản dị, đậm màu sắc nông thôn. - Kết thúc truyện hợp lý.

Câu 4. Ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợnhặt”?

- Tình huống độc đáo hấp dẫn trong truyện ngắn Vợ nhặt: Tràng, một nông dân nghèo, xấu trai, thô kệch, giữa lúc nạn đói đang hoành hành khủng khiếp lại đi “rước cái của nợ đời”: “nhặt” một người con gái ngồi đường, ngồi chợ về làm vợ.

- Tình huống truyện này có tác dụng làm nổi bật được chủ đề tác phẩm:

+ Lên án tố cáo bọn thực dân, phát xít và phong kiến đã gây ra nạn đói khiến mạng người rẻ rúng như rơm rác có thể “nhặt” được ở ngoài đường, ngoài chợ.

+ Ngợi ca lòng ham sống, khát khao hạnh phúc và sự cưu mang lẫn nhau của những người dân lao động khi lâm vào những tình cảnh bi đát nhất của cuộc sống.

Câu 5. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề và nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân.

1. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề của một tác phẩm văn học thường hàm chứa cả đề tài, chủ đề, tư tưởng và cả linh hồn của tác giả. Kim Lân đãđặt tên cho đứa con tinh thần của mình là Vợ nhặt. Nhan đề của tác phẩm như là một chìa khóa giúp người đọc mở vào tác phẩm.

- Vợ nhặt - một thứ vợ do nhặt được, lượm được một cách ngẫu nhiên, dễ dàng như người ta nhặt được, lượm được một thứ đồ vật rơi rớt ngoài đường, ngoài chợ. Nạn đói 1945 đã làm cho giá trị con người, nhân phẩm của người phụ nữ thật là tầm thường, nhỏ bé.

- Nhan đề đã tạo được ấn tượng, kích thích được sự chú ý của người đọc về giá trị của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Tuy vậy, đi sâu vào tác phẩm, tác giả đã khẳng định, vợ nhặt mà không hề rẻ rúng, con người vẫn yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau và vẫn không nguôi khát vọng và niềm tin dù họ đang ở trong tình cảnh bi đát nhất.

2. Tình huống truyện độc đáo:

- Nhà văn Kim Lân đã xây dựng trong truyện một tình huống vô cùng độc đáo, éo le và đầy cảm động. Đó là tình huống anh Tràng một thanh niên ngụ cư nghèo khổ, xấu xí bỗng dưng nhặt được vợ giữa những ngày đói khát khủng khiếp 1945.

- Tình huống độc đáo bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm, khiến người đọc phải chú ý và suy ngẫm. Vợ nhặt một tình huống vừa kì quặt, oái ăm vừa buồn, vừa vui, vừa bi thảm, vừa cảm động. Tình huống đã làm nổi bật một sự thật bi thảm, chưa bao giờ giá trị con người lại tầm thường và rẻ rúng đến như thế. Người đàn bà theo Tràng về làm vợ, vìđói quá mà quên cả giữ gìn nhân cách, chỉ với bốn bát bánh đúc mà chấp nhận theo không người đàn ông lạ về làm vợ.

- Tình huống nhặt được vợ của Tràng không chỉ gây cho mẹ Tràng tâm trạng mừng ít lo nhiều mà ngay đến chính anh cũng bàng hoàng, ngạc nhiên như không tin được mình có vợ sau một đêm hạnh phúc.Từ một người cạn nghĩ vô lo anh bổng trở thành một người có trách nhiệm, biết suy nghĩ, lo lắng cho cuộc sống gia đình và tương lai.

- Tình huống truyện đã làm nổi bật hai ý nghĩa của truyện:

+ Vợ nhặt là lời kết tội đanh thép đối với thực dân Pháp và Phát xít Nhật cùng bè lũ tay say phong kiến đãđẩy người nông dân vào vòng cùng khổ, bế tắc, chết đói, khiến mạng sống và thân phận con người như cỏ rác.

+ Vợ nhặt mang một giá trị nhân bản sâu xa "... Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra con người" (Kim Lân)

Câu 5. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”- Kim Lân.

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- Nhà văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp – phát xít Nhật và phong kiến tay sai đãđẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Nhà văn cảm thông, thương xót với những đau khổ, bất hạnh mà người nông dân lao động phải gánh chịu trong nạn đói.

- Trân trọng những khát vọng hạnh phúc gia đình và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo trong tình cảnh bi thảm.

- Hướng họ về một tương lai tươi sáng.

Câu 6. Phân tích diễnbiến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- Giới thiệu: Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân, đã xây dựng hình tượng người mẹ với diễn biến tâm trạng thật là sinh động. Kim Lân đã bộc lộ quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Ấy là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật:

+ Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình, con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm.

+ Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.

+ Nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. + Vừa buồn rầu lo lắng, vừa vui mừng (vì con có vợ).

+ Động viên các con bằng hành động xăn xắn thu dọn quét tước nhà cửa, nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này, đãi con dâu một nồi “chè khoán”…

- Đánh giá: Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn yêu thương đùm bọc nhau, vẫn nghĩ đến sự sống, hướng tới tương lai.

Câu 7. Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- Giớithiệu nhân vật Tràng: ngoại hình, gia cảnh, tính cách, phẩm chất,hành động. - Tâm trạng của Tràng khi quyết định đưa người đàn bà về làm vợ:

+ Tâm trạng của Tràng khi đi bên người vợ nhặt. + Tâm trạng của Tràng khi giới thiệu vợ với mẹ

+ Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng đầu tiên anh có vợ.

+ Nhận thức của Tràng khi hồi tưởng về “lá cờ đỏ bay phất phới” và đoàn người đói khát đi phá kho thóc Nhật.

- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn và rút ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

BÀI 15. RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành 1. Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)