1. Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một nhà văn quân đội. - Trước 1975, là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
- Sau 1975, chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh . Ông là người “mở đường tinh anh và tài năng” cho công cuộc đổi mới văn học.
- Tác phẩm: Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Chiếc thuyền ngoài xa (1987)…
2. Chiếc thuyền ngoài xa
2.1. Hoàn cảnh ra đời:Chiếc thuyền ngoài xa được viết tháng 8 - 1983, in đậm phong cách tự sự,triết lí của Nguyễn Minh Châu; tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi triết lí của Nguyễn Minh Châu; tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Lúc đầu in trong Bến quê; sau làm tên chung một tập truyện ngắn.
2.2. Nội dung
2.2.1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnhPhùng
- Phát hiện thứ nhất rất thơ mộng, một “cảnh đắt trời cho”: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào đẹp như một bức hoạ thời cổ- một vẻ đẹp toàn bích, Phùng tưởng mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện” trước “vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”.
- Phát hiện thứ hai mang nghịch lí như trong câu chuyện cổ đầy quái đản: Cảnh người chồng đánh vợ, đứa con thương mẹ đánh lại bố. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp tuyệt đỉnh mà anh vừa bắt gặp lại là bao trái ngang, trớ trêu giữa đời thường. Anh nhận ra sự xa cách giữa cái đẹp của ngoại cảnh với số phận cực nhọc, tăm tối của con người, một cảnh tượng phi thẩm mĩ.
- Tình huống truyện cho thấy: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí. Chiếc thuyền ngoài xa mang đến bức ảnh đẹp toàn bích nhưng khi chiếc thuyền ở gần lại phơi bày một hiện thực nghiệt ngã về thân phận con người. Đằng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là chân lí của sự hoàn thiện, là đạo đức.
2.2.2. Câu chuyện của người đàn bàở toà án huyện:
- Đó là người đàn bà nhọc nhằn, nghèo khổ thân hình cao lớn, với những đường nét thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới. Bị chồng đánh đập, hành hạ thường xuyên “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Những trận đòn trút lên chị thật tàn bạo và chị chịu đựng “cơn giận như lửa cháy” của người chồng bằng sự cam chịu nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”, không chịu bỏ chồng theo đề nghị của chánh án Đẩu .
- Lí do chị không li dị là vì vì chị cần có người đàn ông chèo chống lúc phong ba,… đàn bàở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình; vui khi nhìn đàn con được ăn no. Sợ con cái bị tổn thương nên chị xin chồng đưa lên bờ mà đánh.
- Người đàn bà thấu hiểu lẽ đời đáng được chia sẻ, cảm thông trong những cay đắng, khổ nhục đời thường và rất đáng trọng ở vẻ đẹp tình mẫu tử, lòng bao dung,đức hi sinh. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
- Câu chuyện của người đàn bà khiến chánh án Đẩu vỡ ra và suy nghĩ: muốn con người thoát khỏi đau khổ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hay lí thuyết đẹp đẽ. Phùng đã thayđổi cách nhìn về con người và quan niệm nghệ thuật: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ đa chiều.
2.2.3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấyNghệ thuật chân chính không thể thoát li
cuộc sống. nghệ thuật chính là đời, vì cuộc đời.
2. 3. Đặc sắc về nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống.
- Cách khắc hoạ nhân vật chân thực, đậm nét, đọng lại ấn tượng nhức nhói trong lòng người đọc.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. - Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, có sức thuyết phục.
3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” gắn với cái đẹp “tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” nhưng lúc nhìn gần lại hiện lên sự thật phũ phàng của cuộc sống.
- Nhan đề tác phẩm là một khái quát giản dị về mối qun hệ giữa nghệ thuật và đời sống, đồng thời cũng là một ẩn dụ sâu sắc về cái nhìn nghệ thuật.
Câu 2. Bài học và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến cho người đọc là gì?
- Từ câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn đã mang đền cho người đọc bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải có một cái nhìn đa diện, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau cái vẻ bên ngoài của hiện tượng.
- Hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến con người, nhất là những người lao động trong cuộc chiến chống lại cái đói nghèo, lạc hậu.
Câu 3. Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngồi xa”
-Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người:
+ Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thìở ngồi xa, còn sự thậtcuộc đời lại rất gần. Câu chuyện của người đàn bàở toà án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
+ Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà khơng thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngồi xa” là một tình huống nhận thức, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật cuộc sống. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệgắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?
- Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng của người dân làng chài.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một hìnhảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dành, của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
- Chiếc thuyền ngoài xa, biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất dỗi bình dị của những con người lam lũ vất vã trong cuộc sống thường nhật.
- Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh (nhân vật Phùng) đã bắt gặp cái thiện và cái nghĩa, thấy tâm hồn mình như được gội rửa trở nên thật trong trẻo tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà lãng mạn của cuộc đời.
Câu 5. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, từ đó, phát hiện ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
1. Giới thiệu: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân
vật để lại ấn tượng sâu sắcnhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
2. Phân tích: