Học để tự khẳng định mình

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 55)

+ Mỗi cá nhân là một nhân cách trong cộng đồng, học để tự khẳng định chỗ đứng và vị thế của mình trong cuộc sống.

+ Học là sự khẳng định bản thân là sự tự vươn lên để sống có ý nghĩa, để được mọi người và xã hội tôn trọng.

* Ý nghĩa của mục đích học tập do Unesco đề xướng

- Phù hợp với thời đại và xu thế mới của nước ta hiện nay.

- Đặt nhiệm vụ mới cho sự nghiệp giáo dục VN là phải đào tạo ra những con người thông minh, năng động, sáng tạo, tự tin, tự chủ, thực tiễn.

- Định hướng cho ý thức, thái độ, động cơ học tập; cho ước mơ, hoài bão và phương châm hành động của thế hệ trẻ trên con đường hội nhập thế giới.

* Học sinh phải làm gìđể thực hiện tốt mục đích học tập do Unesco đề xướng?

- Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.

- Ra sức học tập để có khả năng hội nhập vào xu thế mới của thời đại.

- Học không chỉ để biết mà học để làm, để cùng chung sống, để tự khẳng định mình mới là điều cốt yếu.

3. Kết bài

Khẳng định vai trò và sự cần thiết của học tập

Đề 3.Trong thư của một người cha gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, ông viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

Từ ý kiến trên, Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Hướng dẫn làm bài– Các ý chính

1. Mở bài

- Không một dối trá nào mà không có những tác hại. chính vì thế, con người luôn tôn trọng sự trung thực, thực chất, thực tài.

- Một người cha ….. “…”

- Ý kiến của người cha là mong nhà trường rèn luyện cho con trẻ đức tính trung thực. - Trung thực trong học hành, thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính tốt đẹp.

2. Thân bài

* Thế nào là trung thực?

- Trung thực là không giả dối, gian dối, dối trá, thành thật với những gì mình thực có.

- Trung thực trong thi cử là không quay cóp, gian lận, trung thực với đúng khả năng, thực tài của mình.

- Không trung thực trong thi cử, gian lận, ăn cắp của người khác để biến thành của mình thì thành công hoặc vinh quang đó là giả tạo.

- Thói ăn cắp lâu ngày sẽ trở thành bản chất xấu xa và còn kéo theo baođiều tồi tệ khác trong cuộc đời.

* Thực trạng của việc thi cử hiện nay

- Gian lận trong thi cử là một căn bệnh trầm trọng khiến xã hội bức xúc, bất bình.

- Hình thức gian lận trong thi cử: quay cóp, dùng “phao”, thi hộ, thầy làm trò chép, qua phương tiện nghe nhìn…

- Mấy năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã có sự chấn chỉnh, song vẫn không triết để.

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

- Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến chuyện học hành của con em mình, háo danh… - Nhà trường còn chạy theo thành tích vì khoán chỉ tiêu.

- Các cấp lãnhđạo giáo dục chưa có sự sâu sát, nghiêm minh.

* Hậu quả

- Chất lượng học tập của học sinh đi xuống, trở thành gánh nặng cho xã hội khi giải quyết việc làm

- Gây đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, làm cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.

* Thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống. Vì thế giáo dục tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống cho học sinh là điều cần thiết và quan trọng.

- Học sinh, gia đình và nhà trường đều phải ý thức về tác hại của việc thi cử gian dối. - Trân trọng khuyến khích thực tài.

- Nghiêm khắc với những biểu hiện thiếu trung thực trong thi cử.

3. Kết bài

- Mỗi người nhất là học sinh cần rèn luyện đức tính trung thực. Người trung thực, thực tài luôn được mọi người yêu quí, tôn trọng và xã hội tôn vinh. Đó là đức tính đẹp của con người.

- Luôn coi trọng thực học để trở thành người thực tài.

Đề 4. Hồ Chí Minh nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Lao động là thước đo phẩm chất của con người”.

Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên và liên hệ ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay.

Hướng dẫn làm bài– Các ý chính

1. Mở bài

-Lao động có vai trò quan trọng đối với đời sống con người… - Trích dẫn ý kiến: “…”, “…”

2. Thân bài* Lao động là gì? * Lao động là gì?

- Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cuộc sống con người và xã hội.

- Các hình thức lao động: chân tay, máy móc (lao động bằng sức lực, thể chất) và trí óc (lao động bằng tư duy). Các hình thức lao động này luôn gắn bó hỗ trợ nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao nhất.

* Vì sao nói laođộng là nghĩa vụ thiêng liêng?

- Thế giới tồn tại là nhờ lao động

- Mỗi người phải tự giác, tự nguyện lao động, phải có trách nhiệm lao động dù ở hình thái nào.

- Xem lao động là lẽ sống, là nghĩa vụ thiêng liêng bởi nó là nguồn sống của con người.

* Lao động là nguồn sống?

- Lao động tạo ra các sản phẩm để nuôi sống con người, duy trì sự sống và sự phát triển xã hội loài người.

- Không có lao động loài người sẽ diệt vong.

* Lao động là nguồn hạnh phúc?

- Được lao động và làm việc là hạnh phúc của con người.

- Lao động giúp thể chất con người khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, đầu óc thanh thản. - Lao động đem lại sự no ấm cho bản thân, gia đình và làm giàuđẹp cho xã hội, đất nước. - Con người sẽ thấy hạnh phúc khi đón nhận những thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra.

* Lao động là thước đo phẩm chất con người?

- Lao động giúp con người rèn luyện đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, nghị lực, ý chí, tình yêu, niềm tin, hạnh phúc..

- Lao động giúp con người tránh được những thói hư tật xấu: lười biếng, chán đời, mất niềm tin vào bản thân… và sự túng thiếu.

* Ý nghĩa của hai ý kiến trên: Lời dạy chân thành và đầy trách nhiệm đối với thế hệ thanh niên thời đại.

* Liên hệ ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay.

- Trong thời đại hội nhập, phần lớn thanh niên hiện nay sống có lí tưởng, ngày đêm ra sức học tập, lao động, rèn luyện, để khẳng định mình.

+ Những tài năng trẻ, những doanh nhân thành đạt….

+ Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, những hoa trạng nguyên….

- Bên cạnh đó có một bộ phận thanh niên có điều kiện về cơ sở vật chất nhưng sống thiếu lí tưởng, lười lao động, học tập, ăn chơi đua đòi, hư hỏng…

3. Kết bài

- Thế hệ trẻ cần hiểu rõ bản chất của lao động từ lời dạy của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.

- Rèn luyện ý thức, trách nhiệm lao động cho bản thân để góp phần xây dựng cuộc sống và đất nước ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)