Trên mạng có nhiều “mảng” đen của cuộc sống Nếu có cái nhìn lệch lạc, thiểu tỉnh táo, con người sẽ bị nó đầu độc dẫn đến những hành động xấu và tiêu cực:

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 59)

- Chết vì những hìnhảnh, câu chuyện, những thần tượng ảo trên mạng. - Bị lừa đảo bởi những cuộc tìnhảo không có thực.

- Vi phạm pháp luật vì bắt chước những hành động xấu trên wep đen.- “Nghiện” game và internet dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sứckhỏe, lãng phí tiền bạc, thời gian.

- Lười biếng, sống thiếu lí tưởng.

* Giải pháp

- Gia đình và nhà trường cần có những định hướng cho thế hệ trẻ trong việc sử dụng game và internet thực sự có ích.

- Lớp trẻ phải tự ý thức, tự chủ để phân biệt được mặt lợi-hại trong việc sử dụng game và internet.

3. Kết bài

Nêu ý thức bản thân trong việc sử dụng game và internet

Đề 5. Suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường ngày nay.

Hướng dẫn làm bài– Các ý chính

1. Giới thiệu:Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi,do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý,xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

3. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường:

- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. (lấy dẫn chứng thực tế, trên báo, đài… để minh họa)

3. Hậu quả:

-Đối vớinạn nhân:

+ Tổn thương về thể xác và tinh thần

+ Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại

+ Tạosự bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

+ Mất dần nhân tính:Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”

+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.

+ Làm hỏng tươnglai chính mình, mối hiểm họa cho xã hội. + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

- Từ những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìnđểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành viứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

-Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạolực (kiếm,súng...)

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; bị ảnh hưởngtình trạng bạo lực trong gia đình. (hìnhảnh cậu bé Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu) - Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức vănhóa,chưa đẩy mạnh công tác giáo dục tư tuởng, đạo đức.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa cónhững giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

5. Giải pháp.

- Nhà trường: tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Xã hội: cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ; có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Bài học cho bản thân:

Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)