Từng là dòng sông bảo vệ biên thùy Tổ quốc Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, những chiến công rung chuyển rồi đến cách mạng T8-1945, chiến dịch Mậu Thân1968.
2.2.4. Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo tài hoa của tác giả
Sông Hương như một cô gái Huế tài hoa, dịu dàng, sâu sắc, đa tình, kínđáo,lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt phô phang, giống như những cô dâu ngày xưa
trong sắc áo điều lụcđấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thật của chính dòng sông. Lối so sánh độc đáo kết
hợp biện pháp nhânhóa,ẩn dụ làm cho câu văn giàu hìnhảnh, cảm xúc.
2.3. Nhan đề
- Tiêu đề lưuý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, cái tên gợi bao cảm xúc, nỗi niềm xưa cũ. Cái tên đẹp đó được tác giả lí giải bằng một bài tùy bút.
- Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất lạ; làm đọng lại một niềm bâng khuâng trong tâm hồn người đọc.
2.4. Nét đẹp của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ngôn ngữphong phú, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tạo khả năng liên tưởng kì diệu; lối kí phóng khoáng, tài hoa, giàu thông tin văn học, lịch sử; giàu chất thơ trữ tình lãng mạn.
2.5. Chủ đề: Nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử,văn hoá nghệ thuật đãđược tác giả huy động nhằmkhám phá và ngợi ca không chỉ vẻ đẹp của dòng sông mang cái tên giàu ý nghĩa mà rộng hơn,giúp khám phá và ngợi ca không chỉ vẻ đẹp của dòng sông mang cái tên giàu ý nghĩa mà rộng hơn,giúp người đọc thêm yêu quý vẻ đẹp của quê hương, Đất nước.
3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Từnhững cảm xúc sâu lắng đượctổng hợp bằng vốn kiến thức phong phú về địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ: từ thượng nguồn tới khi qua kinh thành Huế; từ tự nhiên, lịch sử đến văn hóa nghệ thuật. Qua đó, nhà văn ca ngợi thành phố Huế và bộc lộ tình yêuđối với quê hương đất nước.
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng với giọng văn trần thuật mượt mà, giàu nhịp điệu và giàu chất thơ.
Câu 2. Những phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về sông Hương?
- Sông Hương có vẻ đẹp thiên nhiên: lúc thì như một “cô gái Di-gan” phóng khoáng và man dại, khi như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”, lúc lại như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”…
- Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa,thi ca và dòng sông của đời thường.
Câu 3. Cảm hứng thẩm mỹ và văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí : “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
- Cảm hứng thẩm mỹ: Ca ngợi vẻ đẹp phong phú, đa dạng của dòng sông Hương êm ả, hiền hòa, chảy qua thành phố Huế mộng và thơ. Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn như “cô gái Di-gan man dại và phóng khoáng”; khi qua cánh đồng Châu Hóa đây hoa dại thì như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”, về qua kinh thành Huế như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; sông Hương có những vẻ đẹp khác những con sông nổi tiếng thế giới như sông Xen, sông Đa-nuýt và sông Nê-va. Sông Hương còn là dòng sông của văn hóa, thơ, lịch sử…
- Văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hóa, lịch sử, giàu chất thơ trữ tình, lãng mạn
Câu 4. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009)
Gợi ý làm bài– Các ý chính
1. Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm
Bút kí “Ai đãđặt tên cho dòng sông?” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được in trong tập bút kí cùng tên xuất bản năm 1986. Trong tác phẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ ra bức tranh tuyệt đẹp về hình tượng sông Hương của xứ Huế mộng mơ.
2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương
HS có thể phân tích theo bố cục từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hóa; qua kinh thành Huế; gắn với lịch sử, thơ ca… cũng có thể theo cách sau:
- Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên : sông Hương là một cong trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.
- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca. - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách.
- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả : sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,… sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường – tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế.
3. Đánh giá chung về giá trị của hình tượng sông Hương.