Về đoạn trích.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 43)

- Truyện có ý nghĩa phê phán và giá trị nhân văn sâu sắc:

2. Về đoạn trích.

2.1.Xuất xứ:Phần văn bản in trong SGK (nhan đề do người soạn đặt) trích từ phần II của bài viết Về vấn đề tìmđặc sắc văn hoá dân tộc, mục 5, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.

Nhìn về vốn văn hoá dân tộc giúp độc giả có một cái nhìn chắc chắn,điềm tĩnh về văn hoá dân tộc.đồng thời đưa ra những nhận định mang tính chất bao quát về bản sắc văn hoá Việt Nam

-Đoạn 1: (Từ đầu..gần gũi với nó). Tác giả đặt vấn đề cấp thiết:cần phải nhìn nhận,đánh gí về vốn văn hoá dân tộc trong khi chờ đợi những kết luận của các nhà chuyên môn.

- Đoạn 2: (tiếp theo...kích thích của đô thị). Tác giả đánh giá chung vềvăn hoá dân tộc và lí giải nguyên nhân làm nảy sinhnhững đặc điểm đó.

+ Tác giả khẳng định: nền văn hoá của ta không có những cống hiến lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nỗi bật.Nhận xết đó có cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc.

Người Việt Nam không có tâm lí cuồng tín tôn giáo mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt nhưngthường biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển đến thành có truyền thống;... Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc ta có một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.

+ Tác giả cho rằng đặc điểm văn hoá trên đây, có liên quan đến sự hạn chế của trìnhđộ sản xuất, của đời sống xã hội ; đến khuynh hướng, hứng thú, sự ưa thích của người Việt Nam. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi,...

- Đoạn 3: phần còn lại. Tác giả chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của văn hoá Việt Nam : + Về tinh thần tôn giáo, coi trọng hiện thế, trần tục hơn thế giới bên kia.

+ Ý thức về cá nhân sở hữu không phát triển cao.

+Ưa chộng con người hiền lành, tình nghĩa; không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng; chống ngoại xâm liên tục mà không thượng võ. Người Việt Nam ca tụng sự khôn khéo, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng khôngchần chừ, dè dặt, giữ mình.

+ Thích cái xinh khéo, chuộng màu sắc dịu dàng, thanh nhã, chuộng cách ứng xử hợp tình, hợp lý, trang sức áo quần hướng vào vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng..

+ Coi trọng thế hơn lực, quý sự kín đáo hơn sự phô trương, sự hoà đồng hơn sự rạch ròi... - Kết thúc bài viết, Trần Đình Hượu nhấn mạnh : con đường hình thành bản sắc văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài.

Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hoá truyền thống để đi đến kết luận giàu sức thuyết phục «Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà« và khẳng định tất cả đã lắng đọng, đãổn định, đãđượcdân tộc ta sàng lọc, tinh luyện để thành bản sắc của mình.

2.3. Nghệ thuật

Bài viết có bố cục rõ ràng, ý tứ mạch lạc, văn phong khoa học, chính xác, lập luận chặt chẽ. Tác giả thuyết phục người đọc bằng cách lập luận, cách nêu dẫn chứng lấy từ lịch sử, từcác nghành nghệ thuật và bằng sự hiểu biết khá uyên bác và lịch lãm của mình.

2.4. Chủ đề

Qua việc phân tích, khẳng định những mặt tích cực và hạn chế của văn hoá truyền thống, tác giả trình bày những khám phá về văn hoá dân tộc theo định hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Theo tác giả, điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hoá dân tộc ? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hóa thực tiễn: tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống của người Việt để làm rõ luận điểm này.

Gợi ý làm bài - Các ý chính:

- Đặc điểm nỗi bật nhất trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam là: coi trọng cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Nhìn chung sự sáng tạo hướng đến tính chất thiết thực, hướng đến sự linh hoạt, dung hoà.

- Nhứng đặc điểm trên đã khái quát lên thế mạnh của vốn văn hoá dân tộc, đó là: sự khéo léo, nhạy cảm, tinh nhanh, khéo gỡ khó khăn, tìmđược sự bìnhổn.

- Có thể lấy dẫn chứng và tự phân tích theo những định hướng sau:

+ Về mặt tính ngưỡng, người Việt tiếp thu đạo Phật, đạo Thiên Chúa,... ở phương diện nào thì biến thành một lối thờ cúng, tụng niệm hay quan tâm đến phần giáo lí? Trong đời sống, có thường xảy ra những cuộc tranh biện giữa các tín đồ của tôn giáo khác nhau không? Có nhiều tín đồ say mê tôn giáo đến cuồng tín như một số quốc gia tôn giáo trên thế giới không?,...

+ Về mặt nghệ thuật: Trong truyền thống dân tộc, xã hội có xem trọng văn học nghệ thuật, có đề cao nghệ thuật ở mức độ xứng đáng không? Các tác giả (nhất là các tác giả từ thời trung đại trở về trước) ý thức như thế nào về sự nghiệp thơ ca của mình ? (So sánh với các đường lập nghiệp khác, ví dụ con đường học tập để bước chân vào chốn quan trường,...)

+ Về sinh hoạt, ứng xử, người Việt coi trọng sự hình lành, chất phác hơn hay sự láu lỉnh, tinh nhanh ; coi trọng sự khéo léo hơn hay coi trọng trí tuệ siêu phàm ; coi trọng sự vừa khéo hơn day sự trang hoàng, cầu kỳ?;...

Câu 2. Nhận định chung «Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt dung hoà« nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hoá Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này ?

Gợiý làm bài

Nhận định « Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt dung hoà » là một

kết luận khách quan, khái quát tinh thần chung của văn hoá dân tộc. Theo đó sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá không phải làđiểm mạnh của người Việt ta.Đặc sắc văn hoá dân tộc tađược hình thành dựa trên sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp thu và đồng hoá những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chính tinh thần chungđó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

BÀI 19 : THUỐC của Lỗ Tấn 1. Lỗ Tấn

1.1. Cuộc đời

Lỗ Tấntên thật là Chu Quang Thọ,sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ . 13 tuổi cha bệnh hiểm nghèo không tiền chữa chạy mà mất. Ông ôm mộng học nghề y từ nay .

Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, trước khi học nghề thuốc , ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng .

Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc dân. Nên ông chủ trương dùng ngòi bútđể phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .

Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới .

1.2. Sự nghiệp

Lỗ Tấn đãđể lại tác phẩm, được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới ( trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như AQ chính truyện, Cố Hương, Nhật kí người điên…)

Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .

2. Thuốc

2.1. Hoàn cảnh ra đời

- Lỗ Tấn viếtThuốc ngày 25 - 4 -1919 đúng lúc phong trào Ngũ tứ nổ ra, đăng trên tạp chíTân thanh niên.

- Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung Quốc, nhân dân chìmđắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo:người Trung Quốc cần suy nghĩ thật nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc

2.2. Tóm tắt

-Vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao chấm máu tử tù cho con trai bị ho lao ăn vì cho rằng như thế sẽkhỏi.

- Những người khách ở quán trà chẳng ai hiểu gì về Hạ Du, cho rằng người tù cách mạng là giặc, là điên.

- Năm sau, tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con. Hai ngôi mộ cách nhau con đường mòn.

- Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình: Thế này là thế nào nhỉ?.

2.3. Nội dung

2. 3.1. Những lớp nghĩa cơ bản của nhan đề Thuốc:

- Phương thuốc lạc hậu, mê tín chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người.

- Lỗ Tấn muốn đề cập tới một vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc.

- Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

2.3.2. Nhân vật Hạ Du

- Hạ Du chỉ được tác giả mô tả qua những nhân vật khác, tuy vậy vẫn hiện lên rất rõ nét. - Hạ Du là người sớm giác ngộ cách mạng, dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền cách mạng ngay cả trong nhà ngục (rủ lão Nghĩa …đi làm giặc).

- Hạ Du bị xử chém - nhiều người dân tranh nhau xem, lấy máu của Hạ Du làm thuốc chữa bệnh Sự u mê của quần chúng và sự xa rời quần chúng của người cách mạng là những vấn đề Lỗ Tấn đặt ra trong truyệnThuốc.

- Lỗ Tấn vừa thể hiện sự cảm phục và đồng tình với những người cách mạng vừa kín đáo phê bình sự xa rời quần chúng của họ.

2.4. Những hìnhảnh mang ý nghĩa tượng trưng

- Hìnhảnh chiếc bánh bao tẩm máu người

- Hìnhảnh vòng hoa trên mộ của Hạ Du: cho thấy những người cách mạng như Hạ Du không thể chết, điều đó hy vọng ở tương lai sẽ có người tiếp bước anh.

- Hìnhảnh con đường mòn: Sự cách biệt và xa rời giữa quần chúng và người cách mạng - Thời gian và không gian nghệ thuật:

+ Không gian nghệ thuật: là quán trà cũ kĩ nhà lão Hoa Thuyên, pháp trường, bãi tha ma tù hãm,ẩm mốc, bế tắc, u ám, nặng nề...

+ Thời gian nghệ thuật có sự tiến triển: từ mùa thu (trảm quyết) đến mùa xuân (thanh minh) trong sáng thể hiện mạch tư duy lạc quan của tác giả về tương lai của đất nước Trung Quốc.

-Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.

2.5. Nghệ thuật:

- Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.

- Cô đọng và súc tích Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài. - Hìnhảnh ngôn từ giàu tính biểu tượng

- Lời dẫn chuyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn lôi cuốn.

2.6. Chủ đề.Thuốc tập trung vào hai chủ đề,đó là sự u mê của quần chúng và bi kịch của ngườicách mạng tiên phong.Sự gắn bó của hai chủ đề đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm:làm thế cách mạng tiên phong.Sự gắn bó của hai chủ đề đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm:làm thế nàođể tìm ra phương thuíc chữa bệnh đớn hèn ,ngu muội của dân tộc.Tác phẩm đặt ra câu hỏi,chưa có câu trả lờinhưng thực ra câu trả lời nằm trong hình tượng.Lời giải đáp cho câu hỏi đầy day dứt mà tác giả đặt ra,ấy là phải làm một cuộc cách mạng thực sự-một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về cuộc đời và văn chương của nhà văn Lỗ Tấn.

Hướng dẫn làm bài : xem mục 1.1. và mục 1.2.

Câu 2. Tóm tắt truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

- Vợ chồng Hoa Thuyên– chủquán trà, có thằng con trai bị ho lao. Nhờ người mách bảo, lão Hoa Thuyên tìmđến pháp trường muachiếc bánh bao tẩm máu người tử tù từ tay tên đao phủ mang về làm thuốc cho con ăn với hy vọng sẽ khỏi bệnh. Lúc thằng Thuyên ăn thuốc, khách đến quán uống trà bàn tán về người tử tù bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng dám một mình đứng lên chống lại triều đình Mãn Thanh và ngoại bang xâm lược. Mọi người không hiểu gì về anh nên cho anh là “điên”, là “làm giặc”.

-Năm sau, vào tiết thanh minh, bà Tứ- mẹ Hạ Du và bà Hoa– mẹ HD đến nghĩa địa để viếng mộ con. Bà Tứ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ con mình có một vòng hoa còn tươi. Bà khóc gọi tên con. Bà Hoa sang anủi. Giữa họ đã có sự đồng cảm. Lúc sau, hai bà cùng về, trong lòng vẫn không hết ngạc nhiên về vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Câu 3. Trình bày quanđiểm sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn và cho biết quan điểm ấy biểu hiện như thế nào trong truyện ngắn “Thuốc”.

- Quan điểm sáng tác văn chương của Lỗ Tấn là “chủ trương dùng ngòi bútđể phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa”.

- Trong truyện ngắn “Thuốc”, Lỗ Tấn chỉ ra và phê phán sự lạc hậu, ngu muội, đớn hèn của người dân Trung Quốc trong y học và chính trị (chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người; xem người chiến sỹ cách mạng là kẻ “điên”, “làm giặc”)

- Lỗ Tấn còn phê phán bệnh xa rời quần chúng của các chiến sỹ cách mạng Trung Quốc bấy giờ (Hạ Du bị chém bởi do ông chú phát giác cháu để lĩnh thưởng, quần chúng ai cũng coi anh là kẻ “làm giặc” và họ còn lấy máu của anh để chữa bệnh…vì không ai hiểu được lý tưởng và hành động cách mạng của anh)

Câu 4. Hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn “Thuốc”?

- Là nhân vật có nguyên mẫu từ nữ thi sĩ Thu Cận, người chiến sĩ cách mạng Trung Quốc thời cách mạng Tân Hợi – cũng là người đồng hương của Lỗ Tấn.

- Là chiến sĩ cách mạng tiên phong, có tinh thần dân tộc, dám đứng lên chống lại triều đình Mãn Thanh và bọn thực dân xâm lược.

- Nhưng do anh “thức dậy sớm trước buổi bình minh” trong khi mọi người cònđang “ngủ mê

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)