Vợ chồn gA Phủ 1 Hoàn cảnh ra đờ

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 32)

- Ngoại hình: trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn

2. Vợ chồn gA Phủ 1 Hoàn cảnh ra đờ

2.1. Hoàn cảnh ra đời

Vợ chồng A Phủ(1952) in trong tậptruyện Tây Bắc,là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc

2.2. Nội dung2.2.1. Nhân vật Mị 2.2.1. Nhân vật Mị

Cách giới thiệu nhân vật gợi nỗi đau đớn về thân phận con người: Mị xuất hiệnbên cạnh tảng đá, tàu ngựaởnhà thống lí Pá Travới hàng loạt công việc quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải,

chẻ củi, cõng nước lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Thật ra, Mị đủ phẩm chất để sống cuộc sống ấmêm, hạnh phúc nhưng chỉ vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí.

Cuộc sống thống khổ, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống

- Lúc đầu Mị phản kháng:có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc và cả tìm cái chết.Về

sau cuộc sống nô lệ đã biến Mị thành con người khácở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi…Cam

phận nô lệ vì tin rằngNó đã bắt ta về trình ma cho nhà nó rồi chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

Thông qua bi kịch cuộc đời Mị, Tô Hoài đã tố cáo bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng hình thức cho vay nặng lãi và thế lực thần quyền (cúng ma) để trói buộc người nghèo vào số phận nô lệ triền miên.

Sức sống tiềm tàng và niềm khát khao hạnh phúc ở Mị

Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài cùng với tiếng sáo đánh thức Mị: cô muốn đi chơi. Bị A Sử trói đứng Mị vừa sợ, vừa thổn thức bồi hồi. A Sử trói thể xác nhưng không trói được tâm hồn Mị. Càng bị đè nén, tâm hồn ham sống của Mị càng trỗi dậy, không sức mạnh nào hủy diệt được.

Sức phản kháng mạnh mẽ

Mị cởi trói cho A Phủ: Mị chợt xúc động khi thấy A Phủ khóc, trong tâm hồn Mị trào lên nỗi đồng cảm, thương cho thân phận của A Phủ. Dòng nước mắt của A Phủ đã giúp Mị thấy rõ thân phận nô lệ trong đó có mình.

Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí và sức sống tiềm tàng của Mị, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định: không có bạo lực đen tối nào có thể vùi dập sức sống và niềm khao khát tự do của con người. Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2.2.2. Nhân vật A Phủ

Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi

Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng.

2.2.3.Giá trị tác phẩm

Giá trị hiện thựcMiêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo; phơi bày bản chất tàn bạo của giaicấp thống trị miền núi

Giá trị nhân đạo Thể hiện tình yêu thương sự đồng cảm với thân phận đau khổ của ngưởi dân lao động miền núi; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của giai cấp thống trị; trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

2.3. Nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật; trần thuật uyển chuyển linh hoạt; nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, phong tục miền núi; ngôn ngữ sinh động chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Tóm tắt cốt truyện “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

- Mỵ là một cô gái Mèoở vùng đất Hồng Ngài, trẻ đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo và đã có một cuộc sống hạnh phúc (dù trong đói nghèo). Nhưng vì bố mẹ Mỵ trước kia lấy nhau không có tiền phải vay thống lý Pá Tra, cho đến giờ vẫn chưa trả xong nên Mỵ đã bị thống lý Pá Tra cho người đến bắt về làm con dâu trừ nợ.

- Đến mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. Rồi một hôm, Mỵ trốn về từ biệt cha để chết. Nhưng vì thương cha nên Mỵ lại phải quay về nhà thống lý tiếp tục làm dâu trừ nợ.

- Sống trong nhà thống lý, Mỵ bị đày đọa về thể xác vì những công việc khồ sai, bị đau khổ về tinh thần vì bị đối xử như con vật. Mỵ ngày càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lúc nào cũng cúi mặt, “buồn rười rượi”.

- Đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi bạn yêu đã làm Mỵ nhớ về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Mỵ uống rượu, rồi sửa soạn để đi chơi Tết. Nhưng A Sử về đã trói Mỵ vào cột nhà.

- Mỵ tiếp tục phải sống trong đau khổ, tủi nhục. Cho đến một đêm, khi Mỵ thức dậy sớm đốt lửa hơ tay, nhìn sang bên kia thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xámđen lại” của A Phủ (một chàng trai miền núi bị thống lý bắt về làm nô lệ vìđánh A Sử, nay vìđể hổ bắt mất một con bò,đang bị trói đứng chờ chết). Sự đồng cảm đã khiến Mỵ cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, sau đó trốn cùng A Phủ khỏi nhà thống lý. Mỵ và A Phủ đến vùng đất Phiềng Sa, lấy nhau làm vợ chồng, được cán bộ giác ngộ, trở thành những du kích đứng lên chống lại bọn thực dân và chúa đất, tham gia giải phóng quê hương.

Câu 2. Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

a) Nội dung:

- Tái hiện chân thực cuộc sống cùng khổ, bế tắc của người dân các dân tộc miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân. Qua đó, thể hiện thái độ lên án, tố cáo mạnh mẽ đối với phong kiến miền núi và thực dân Pháp.

- Miêu tả cảnh vật thiên nhiên, con người, phong tục đậm màu sắc dân tộc miền núi Tây Bắc - Phát hiện và diễn tả những phẩm chất đáng quý của người dân miền núi: luôn khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc, với lòng ham sống đã tự giải thoát để đến với cách mạng.

b) Nghệ thuật:

- Xây dựng và diễn tả tâm lý nhân vật đặc sắc.

- Miêu tả cảnh vật thiên nhiên và các phong tục xã hội đậm màu sắc dân tộc miền núi Tây Bắc và đầy chất thơ.

Câu 3 Trình bày ngắn gọn giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

a) Giá trị hiện thực: Bằng ngòi bút sắc sảo tinh tế, Tô Hoài đã miêu tả trung thực:

- Cuộcsống của những người dân lao động miền núi cơ cực, tăm tối dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.

- Sự vùng lên tự giải thoát của người dân miền núi để đến với cuộc sống tự do, đến với cách mạng.

- Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và các phong tục của nhân dân các dân tộc miền núi Tây Bắc.

b) Giá trị nhân đạo:

- Cảm thông thương xót, chia sẻ với cuộc sống lầm than, cơ cực của người lao động, thấy được và ngợi ca quyền sống và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đồng thời bày tỏ thái độ căm ghét, tố cáo sự tàn ác của giai cấp thống trị.

- Phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng sống tự do hạnh phúc của người dân các dân tộc miền núi.

- Chỉ ra con đường giải phóng thực sự cho người lao động thoát khỏi cường quyền, thần quyền, đó là con đường đấu tranh.

Câu 3. Yếu tố nào giúp cho Tô Hoài viết thành công truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”?

- “Vợ chồng A Phủ” (1953) là một truyện ngắn thành công của Tô Hoài về đề tài miền núi. - Yếu tố quan trọng giúp nhà văn viết thành công truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, đó là: + Có vốn sống thực tế do nhà văn có thời gian 8 tháng ở Tây Bắc, được sống chung với những người dân tộc, biết được nhiều phong tục tập quán nơi đây, đặc biệt đã hiểu được nhiều số phận, tính cách con người các dân tộc miềnnúi. (Một số nhân vật trong tác phẩm có hình mẫu ngoài đời).

+ Có năng lực quan sát, miêu tả phong tục, cảnh vật, đặc biệt là miêu tả tâm lý nhân vật. + Có tâm hồn giàu xúc cảm, biết thông cảm trước số phận đau khổ và trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Câu 4. Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận.

- Phân tích bối cảnh, diễn biến và nguyên nhân của hành động cắt dâytrói: + A Phủ bị Thống lý Pá Tra trói đứng chờ chết vìđể hổ bắt mất một con bò. + Đêm nào Mị cũng ra sưởi lửa, thấy A Phủ bị trói nhưng Mị vẫn thản nhiên

+ Khi thấy những dòng nước mắt tuyệt vọng của A Phủ, Mị đồng cảm sâu sắc và đã cắt dây trói cứu A Phủ.

+ Giải thoát cho một nô lệ thoát khỏi xiềng gông và cái chết. + Giải thoát cho chính bản thân Mị

- Lí giải nguyên nhân sâu xa của hành động chạy trốn của Mị:

+ Trước nay, Mị luôn có ý thức phản kháng lại hoàn cảnh bằng một sức sống tiềm tàng.

+ Giờ đây, đứng trước sự lựa chọn giữa 2 con đường: cái chết và sự sống, nô lệ và tự do, Mị đã chọn con đường thứ 2: chạy trốn cùng A Phủ. Đó là biểu hiện của lòng ham sống, khát khao tự do.

- Nhận xét, đánh giá chungvề vấn đề nghị luận:

+ Hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ được miêu tả tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật.

+ Qua đó, tác giả muốn thể hiện ý nghĩa: những người dân lao động vùng cao không cam chịu cuộc sống đày đọa, họ đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.

Câu 5. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008).

(Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009)

Gợi ý làm bài– Các ý chính

-Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra). - Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ. - Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ

- Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ.

Câu 6. Anh, chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài)

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- Cuộc sống của Mị khi làm dâu gạt nợ, nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra: bị đày đọa cùng cực về thể xác, bị áp chế về tinh thần dẫn đến trầm cảm, mất hết ý thức, sống như cái xác không hồn.

- Đêm tình xuân trở về đánh thức tình yêu, khát vọng sống trong Mị. - Khẳng định sức sống tiềm tàng của con người không dễ bị vùi dập.

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và rút ra giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Câu 7. Phân tích nhân vật A phủtrong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- A Phủ và số phận.

- Tính cách của A Phủ: tự do, gan góc, có ý thức phản kháng mãnh liệt.

- Sự thống nhất giữa hai tính cách trong con người A Phủ: phảng kháng và cam chịu. - Nghệ thuật- xây dựng nhân vật của nhà văn và rút raý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

Câu 8. Anh, chị hãy phân tích số phận của nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Gợi ý làm bài– Các ý chính

- Cuộc sống của Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: + Xinh đẹp, tài hoa, có khát vọng.

+ Hiếu thảo với bố. + Yêu đời, có người yêu.

- Cuộc sống của Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. + Bị đày đọa cùng cực về thể xác.

+ Bị áp chế về tinh thần, bị chà đạp, ngược đãiđến tê liệt, mất hết ý thức sống.

+ Trong đêm tình xuân, sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy nhưng bị dập tắt phũ phàng.

+ Trong đêm mùa đông, hìnhảnh A Phủ đãđánh thức ý thức sống trong Mị. Nhận thức được tội ác của kẻ thù, Mị đã vùng lên giải cứu A phủ và giải phóng cho chính mình.

- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. - Rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

BÀI 14. VỢ NHẶT (TRÍCH) của Kim Lân 1. Kim Lân

- Kim Lân (1920 - 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Những sáng tác của Kim Lân thường viết vềnông thônvàngười nông dân. Ôngcónhững trang viết đặc sắc vềphongtụcvà đời sống làng quê.Dù viết vềphong tục hay con người, trongtác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sốngvàcon ngườilàng quê Việt Namnghèo khổ nhưng tâm hồn trongsáng,lạc quan, thậtthà.

- Tác phẩm:Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT (Trang 32)