Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Là một dạng đề của nghị luận xã hội, không có nội dung lí thuyết kiểu bài riêng.
- Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các vấn đề về : + Nhận thức:Lí tưởng, mục đích sống.
+ Tâm hồn, tích cách :Lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi…
+ Quan hệ gia đình :Tình mẫu tử, tình anh em.
+ Quan hệ xã hội :Tìnhđồng bào, tình thầy trò, tình bạn. + Cáchứng xử của mọi người trong cuộc sống.
- Đề tài thường nêu một danh ngôn để người viết bày tỏ suy nghĩ của mình.Người viết phải căn cứ vào nội dung cụ thể của danh ngôn mà giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
- Các bài học được rút ra cần chân thành, tránh hô hào, gượng ép.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢOĐề 1. Nhà thơ Tố Hữu viết: Đề 1. Nhà thơ Tố Hữu viết:
…Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…
Anh, chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết một bài văn ngắn (400 chữ) trình bày hiểu biết của mình và liên hệ lẽ sống của thanh niên hiện nay.
Hướng dẫn làm bài– Các ý chính
1. Mở bài
- Triết lí sống trong những câu thơ của TốHữu đến nay vẫn còn nguyên giá trị - Lẽ sống đẹp là phải biết trả, biết cho, lẽ nào chỉ biết vay, biết nhận?
- Trong những năm tháng chiến tranh và cả thời bình, nhiều thế hệ cha anh, thanh niên của chúng ta đã sống rất đẹp.
- Trong xã hội ngày nay, thanh niên hiện nay có lẽ sống như thế nào?
2. Thân bài
* Thế nào là lẽ sống đẹp?
- Lẽ sống đẹp là sống có ước mơ, lí tưởng, có tri thức, có văn hóa, có nhân cách. Sống phải có cống hiến, có ích.
- Nhà thơ Tố Hữu đã có những giả định, và so sánh ngầm khi nói về lẽ sống:
+ Con chim sinh ra là để hót mang lại những âm sắc thánh thót cho đời. Chiếc lá không thể không xanh tươi để diểm tô màu sắc cho cảnh vật. Con chim, chiếc lá con biết sống có ích cho đời lẽ nào con người sống mà chỉ biết có mình?
+ Sống mà chỉ biết vay mà không biết trả, chỉ biết nhận mà không biết cho, đó là lối sống ích kỉ, thấp hèn.
* Thế nào là vay-trả, cho-nhận?
- “Vay” là thừa hưởng, nhận lấy những thành quả mà người đi trước để lại, hay của người khác - “Trả” là trả lại cho đời những gì ta đã nhận được, thì cũng có nghĩa là ta biết cho- cho đi những gì ta có (tình cảm, vật chất). Cống hiến và san sẻ cho gia đình, cho cộng đồng, cho đất nước những gì là tốt đẹp nhất của đời ta. (dẫn chứng)
- Người sống đẹp là người biết trả, cho rồi mới biết nhận, sống có ích và có cống hiến.
* Lẽ sống của thanh niên hiện nay?
- Phần lớn thanh niên VN sống có ước mơ, hoài bão, sống có ích, có cống hiến… (dẫn chứng)
- Một bộ phận thanh niên lại có lí tưởng sống tiêu cực: sống để hưởng thụ (dẫn chứng)
3. Kết bài
- Khẳng định người có lẽ sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý và xã hội tôn vinh. - Là học sinh cần bồi dưỡng cho mình lẽ sống đẹp (liên hệ bản thân)
Đề 2. Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về mục đích học tập do Unesco