Quy trình cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 52)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Quy trình cho vay doanh nghiệp

a. Quy trình cho vay doanh nghiệp

Từ khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đến khi hoàn tất quy trình cho vay phải qua các bước nghiệp vụ, gồm:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, xác định hạn mức tín dụng, điều kiện bảo đảm tiền vay. Đây được coi là bước quan trọng để đưa ra kết luận ngân hàng có nên quan hệ cho vay đối với doanh nghiệp hay không.

Bước 3: Lập tờ trình và ra quyết định cho vay. Trường hợp đồng ý cho vay, hai bên tiến hành các thủ tục để có thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo theo quy định, ngân hàng tiến hành giải ngân theo cam kết.

Bước 5: Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu nợ và lãi, lập tờ trình theo dõi món vay theo quy định ngân hàng. Các vấn đề phát sinh cũng được xử lý trong thời gian này.

ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng.

b. Bảo đảm tiền vay

Thực hiện theo Nghị quyết số 163/2006/NĐ-CP, ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Vietcombank ban hành quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 về việc ban hành Huớng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng. Qua đó cho phép Vietcombank ĐắkLắk được lựa chọn, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Trong đó mức cho vay tối đa là 75% giá trị tài sản bảo đảm ( xác định theo giá thị truờng tại thời điểm vay) đối với tài sản cầm cố, thế chấp, và mức cho vay tối đa là 100% đối với bộ chứng từ hoàn hảo, trừ đi số tiền lãi vay, riêng với cầm cố bằng chứng khoán và các giấy tờ có giá, mức cho vay tối đa theo quy định của Tổng giám đốc Vietcombank trong từng thời kỳ.

Riêng với truờng hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Vietcombank, thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với Vietcombank hoặc các TCTD khác.

- Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng.

Ngoài các điều kiện nêu trên, để được vay không có bảo đảm bằng tài sản, thì ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận về việc bên thứ ba có uy tín, có năng lực tài chính cam kết trả nợ thay nếu khách hàng vay không trả đuợc nợ.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc xác định yếu tố điều kiện đảm bảo tiền vay tại Vietcombank ĐắkLắk vẫn dựa trên cơ sở những quy định trên.

c. Lãi suất áp dụng

Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai cơ chế điều hành lãi suất cơ bản mới các quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND, và quyết định số 1099/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 có hiệu lực từ ngày 19/05/2008, quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, Vietcombank ĐắkLắk ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vuợt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Đến khi NHNN Việt Nam ban hành thông tư số 01/2009/TT-NHNN, ngày 23/02/2009 của NHNN Việt Nam về việc hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của TCTD, thì Vietcombank ĐắkLắk áp dụng mức cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ đối với tất cả khách hàng.

Tuỳ theo từng thời kỳ, từng giai đoạn mà NHNN và Vietcombank ĐắkLắk có các văn bản hướng dẫn về lãi suất phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tuỳ theo từng đối tượng khách hàng và sự ưu tiên đối với các lĩnh vực phát triển cho nền kinh tế.

Đồng thời, tuỳ từng thời điểm và tình hình kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp luôn có được các chính sách ưu đãi về lãi suất so với các đối tượng khác. Gần đây nhất Chính phủ có Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được ưu tiên giảm trần lãi suất cho vay, điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 52)