Tăng cường các hoạt động Marketing, đa dạng hóa đối tương

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 77)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Tăng cường các hoạt động Marketing, đa dạng hóa đối tương

khách hàng nhằm phát triển khách hàng Doanh nghiệp, tăng thị phần cho vay

Trong điều kiện thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, không những là ngân hàng trong nước mà còn với cả các ngân hàng nước ngoài thì hoạt động marketing được xem như trọng tâm và là cách để Ngân hàng có thể giới thiệu với khách hàng về dịch vụ, cơ chế, điều kiện cũng như quy định về nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng mình để khách hàng có thể hiểu và nắm rõ các quy trình trong quan hệ tín dụng, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với ngân hàng.

Do đó Vietcombank Đắk Lắk cần đẩy mạnh công tác Marketing hơn nữa, như xây dựng phòng marketing về khách hàng bán buôn riêng lẻ, chuyên làm công tác Marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, nhằm thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ Ngân hàng đều phải coi mình như một nhân viên marketing để có thể có thêm nhiều kênh tiếp thị nhất đến với

khách hàng.

Ngoài ra, trên cơ sở nền tảng khách hàng sẵn có, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác quảng bá, tuyên truyền và tiếp thị khách hàng Doanh nghiệp để từ đó có thêm những mối quan hệ phục vụ dễ dàng cho việc phát triển khách hàng, vì không gì hơn là lời khen của những khách hàng hiện hữu và việc giới thiệu các khách hàng khác của khách hàng hiện hữu cho Ngân hàng.

Hệ thống tiêu chí để phân loại khách hàng nên chia thành 3 phân khúc: khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết và khách hàng tiềm năng. Căn cứ vào dư nợ cho vay và nhóm nợ của khách hàng cũng như uy tín của khách hàng trong việc trả nợ, cũng như các thông tin cung cấp đến cho Ngân hàng đầy đủ kịp thời và chính xác, thời gian quan hệ tín dụng để xếp vào nhóm khách hàng thân thiết hay khách hàng thông thường. Việc phân khúc khách hàng sẽ được đánh giá từng quý tùy theo tình trạng thực tế của khách hàng. Đối tượng khách hàng thuộc nhóm phân khúc nào sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của phân khúc đó.

Bên cạnh đó, Cần quan tâm hơn nữa trong công tác đánh giá khách hàng để có chính sách chăm sóc cho phù hợp. Phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng. Theo đó, Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống tiêu chí thật cụ thể, phân loại khách hàng để tăng cường các giải pháp, ưu tiên cho nhóm khách hàng truyền thống có ảnh hưởng đến dư nợ cho vay, lợi nhuận chung của toàn chi nhánh với các chính sách ưu đãi, đảm bảo tăng trưởng ổn định với nhóm khách hàng này.

Bất kì một Ngân hàng thương mại nào cũng muốn có hình ảnh tốt và thương hiệu mạnh để có thể thu hút khách hàng một cách tốt nhất. Do đó, cần tổ chức hoạt động truyền thông thông qua các hội nghị khách hàng, hội nghị bán hàng, quảng cáo, tổ chức sự kiện, tham gia các hoạt động xã hội để

thương hiệu Vietcombank đến gần mọi người dân hơn, tạo niềm tin trong khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)