Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Lãi suất của ngân hàng trước hết phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của thị trường. Để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng khách hàng khách hàng vay vốn, từng khoản vay.

Đầu tiên, Chi nhánh cần phải thu thập thông tin lãi suất của các NHTM trên địa bàn từ đó xây dựng chính sách lãi suất cho vay của chi nhánh. Lãi suất của khoản vay là nguồn thu của ngân hàng nhưng lại là chi phí của khách hàng. Do đó giữa ngân hàng và khách hàng luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Nếu lãi suất cho vay quá cao thì chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sẽ tăng cao, lợi nhuận thu được có thể không bù đắp được chi phí dẫn đến tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ xấu, còn nếu lãi suất cho vay thấp thì có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Chính vì vậy, lãi suất cần phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho ngân hàng và cho khách hàng.

Ngân hàng cần tiến hành đánh giá và phân loại khách hàng để có thể có những mức lãi suất khác nhau theo từng tiêu chí nhằm thu hút các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Đối với những khách hàng truyền thống có uy tín lâu năm trong vay trả, sử dụng nhiều dịch vụ của Ngân hàng thì có thể cho vay với mức lãi suất thấp ưu đãi hơn để khuyến khích khách hàng. Với những khách hàng doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu phương án kinh doanh của của doanh nghiệp khả thi ngân hàng có thể xem xét đưa ra mức lãi suất thấp hơn thông thường để có thể khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng. Đây là công tác quan trọng nhằm sàng lọc những khách hàng có quan hệ lâu năm, giữ chân khách hàng cũ đồng thời khuyến khích các khách hàng mới tìm đến ngân hàng.

3.2.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ

Công tác quản lý rủi ro và tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với ngân hàng là công tác cần thiết và quan trọng. Việc kiểm soát và quản trị rủi ro tốt giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro khách quan lẫn chủ quan.

Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ trong cho vay doanh nghiệp chi nhánh có thể xây dựng một số giải pháp sau:

- Định kỳ hàng ngày kiểm tra các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn để kịp thời xử lý. Tuân thủ chính xác những quy định trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất và khả năng thu hồi của khoản vay, có nguy cơ gây ra rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng.

- Chi nhánh đã có Ban xử lý nợ chuyên trách tuy nhiên việc xử lý nợ vẫn chưa thật sự hiệu quả do các thành viên chủ yếu trong Ban xử lý nợ vẫn phải chuyên trách cách công việc khác nhau. Do đó không tập trung toàn bộ vào việc xử lý nợ dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Thành lập các tổ chuyên biệt xử lý nợ quá hạn, cảnh báo nợ có khả năng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu để có các biện pháp trong công tác quản lý nợ hợp lý hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó các cán bộ quản lý phải lập kế hoạch lộ trình xử lý nợ hàng tháng, quý, năm….

- Thường xuyên phổ biến, cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách, văn bản có liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp đến cán bộ.

- Trong công tác thẩm định cần lưu ý một số nội dung như:

Thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả, kết hợp với việc đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp để có thể ra quyết định cho vay đúng đắn. Đồng thời phối hợp với trung tâm thông tin cho vay của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn

bè, Chi cục Thuế, các cơ quan ban ngành...để có thể nắm rõ các thông tin về hoạt động của các Doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa là đa phần doanh nghiệp đều có 03 bộ báo cáo tài chính khác nhau; 01 báo cáo tài chính thua lỗ, hoặc rất thấp để né tránh thuế; 01 báo cáo tài chính với tình hình rất khả quan, hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao dùng để cung cấp cho ngân hàng; và 01 báo cáo tài chính thật sự dành riêng cho chủ doanh nghiệp. Do đó cần phải kiểm tra các khoản mục lớn trong báo cáo tài chính: Tổng tài sản, Tổng nguồn vốn, Tài sản cố định, Nguồn vốn chủ sở hữu, Công nợ phải trả, Hàng tồn kho, Công nợ phải thu, Lãi lỗ như thế nào, tất cả đối chiếu với hồ sơ, sổ sách, đối chiếu với các phòng, tổ khác của doanh nghiệp hoặc ước lượng giá trị của các khoản mục xem có hợp lý hay không? Và hợp lý với tình hình của doanh nghiệp hay không? So sánh với cùng ngành nghề, cùng quy mô xem có hợp lý hay không? Xem xét dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh chính và phụ như thế nào, có tương xứng với doanh thu và lợi nhuận, các khoản mục, sự ràng buộc và tỷ lệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính có hợp lý hay không?

Tiếp cận người lao động để tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp, lương thưởng có đầy đủ kịp thời hay không, phong cách, thái độ làm việc của người lao động, tư tưởng của họ như thế nào, có nhiều lao động nghỉ việc hay không. Đồng thời hỏi thăm dân cư lân cận về doanh nghiệp, những người xung quanh nhận định về doanh nghiệp đó tốt hay xấu, có gì bất thường hay không...

Phải đảm bảo nguyên tắc là kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán. Các biện pháp kiểm tra sử dụng vốn theo hình thức thường xuyên, đột xuất tại cơ sở kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư

trung dài hạn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp, vật tư đảm bảo nợ vay cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, nếu tài sản thế chấp có sự sụt giảm về giá trị, không đủ điều kiện đảm bảo nợ vay thì phải thông báo để khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu khách hàng giảm dư nợ tương ứng với giá trị tài sản bị sụt giảm giá trị.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 81)