Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 37)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

a. Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội

Môi trường chính trị: Việt Nam có môi trường chính trị rất ổn định, đây là điều kiện hết sức thuận lợi, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự an tâm cho người dân bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Môi trường pháp lý: Hiện tại nước ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh

theo pháp luật của từng doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.

Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM đối với các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của cho vay doanh nghiệp là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật...

b. Chính sách hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp là nhân tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp thì rất thiếu vốn, cộng thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, để các doanh nghiệp phát huy tốt vai trò của mình thì việc Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn luôn là một nhiệm vụ trung tâm; một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển cho vay doanh nghiệp.

c. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp

Điều trước tiên và mang tính chất quyết định đến quy mô vốn tín dụng ngân hàng, đó chính là nhu cầu vốn vay của khách hàng, ngân hàng không thể mở rộng được quy mô cho vay nếu khách hàng không có nhu cầu về vốn vay ngân hàng.

Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Những giá trị vô hình như uy tín, giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối là cơ sở, căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định lựa chọn cho

vay, và có thể xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

Doanh nghiệp chưa hiểu rõ về quy định cho vay của ngân hàng

Trong thực tế có rât nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về quy định cho vay của ngân hàng, đồng thời có tâm lý sợ thủ tục vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng chưa đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu.

Vấn đề tài chính của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp nhất là các công ty TNHH, tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá năng lực thật sự của khách hàng. Mặt khác, vốn tự có của các doanh nghiệp còn hạn chế. Vốn nhỏ ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp yếu , các hệ số đảm bảo tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán đúng khả năng trả nợ trong tương lai.

Việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán chưa tốt

Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu minh bạch. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện phương pháp kế toán theo chế độ bắt buộc mà chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Do đó gây khó khăn lớn cho ngân hàng khi tiến hành đánh giá doanh nghiệp

Trình độ, cách thức quản lý thiếu khoa học

Ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin, khả năng thuyết trình đàm phán với ngân hàng.

Đây chính là những vẫn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm khắc phục. Nếu khắc phục được những điểm hạn chế này thì chắc chắn việc tiếp

cận vốn ngân hàng sẽ không còn là vấn đề khó khăn và khi đó quy mô cho vay doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, mục tiêu cho vay của ngân hàng thương mại đồng thời đưa ra các phương hướng để thực hiện mục tiêu đó, các nhóm tiêu chí để đánh giá việc phát triển cho cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM. Bên cạnh đó, trong nội dung của chương thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM.

Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh Đắk Lắk trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN

- CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)