Khuyến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 85)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Khuyến nghị đối với Chính phủ

a. Tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

riêng nếu trong môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ không thể hoạt động có hiệu quả. Các nước đã từng thành công trong phát triển cho vay doanh nghiệp đã cho thấy rằng cần phải tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì doanh nghiệp mới có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình.

Để nâng cao khả năng cung ứng vốn vay của hệ thống ngân hàng, nhìn từ khía cạnh vĩ mô, nhà nước nên thiết lập những chính sách phù hợp với các điều kiện vĩ mô, đặc biệt là tạo sự tin cậy cho hệ thống ngân hàng. Nhà nước cũng cần duy trì tính ổn định của chính sách tài chính tiền tệ nhằm tạo môi trường ổn định và về lâu dài để các doanh nghiệp và ngay cả ngân hàng yên tâm hoạt động. Bên cạnh đó, cẩn đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư kinh doanh lành mạnh, giảm chi phí, thời gian cho các chủ thể kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động ngân hàng

Hoàn thiện hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng là điều cần thiết. Để xây dựng một hành lang pháp lý có hiệu quả, luật và các văn bản pháp lý phải mang tính đồng bộ (như luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, các quy định về hợp đồng, tài sản, đặc biệt là tài sản đảm bảo) có tính đến đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp nhằm tạo một sân chơi, bình đẳng, thông thoáng, khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, xoá bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về tín dụng, thuế, đất đai và các ưu đãi khác.

hàng và tín dụng, các văn bản quy phạm pháp luật tài chính, củng cố và phát triển các thị trường dịch vụ nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi và thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, nâng cao vai trò của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp.

c. Tăng cường vai trò của các công ty mua bán nợ như D TC, VAMC

Mua bán nợ là biện pháp cuối cùng trong công tác xử lý nợ xấu. Hoạt động mua bán nợ không chỉ giúp giải quyết bài toán nợ xấu của Ngân hàng mà còn hỗ trợ Doanh nghiệp cân đối lại tình trạng tài chính, làm tăng thanh khoản cho cả nền kinh tế. Bản thân ngân hàng cũng không thể hoặc mất rất nhiều thời gian mới có thể thu hồi được các khoản nợ và nếu để tự xử lý thì ngân hàng vừa mất thời gian, lại không có chuyên môn sâu để tối đa hóa giá trị thu hồi.

Do đó, các công ty mua bán nợ như DATC(Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính), VAMC(Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam) là chìa khoá và cũng là mấu chốt xử lý nợ tại các Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Tuy nhiên các công ty mua bán nợ lại thiếu những chế tài đặc thù để có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu và hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp tái cơ cấu có lẽ là điều cần được khắc phục đầu tiên ở thời điểm hiện tại.

d. Đẩy mạnh tiến độ tái cơ cấu Tổ chức tín dụng:

Sau chặng đường hơn 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (giai đoạn 2011-2015) và đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay, về cơ bản việc tái cơ cấu đang được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đề ra và đã đạt được một số kết quả

đáng kể. Không chỉ tập trung giải quyết các ngân hàng yếu kém trong nước, 3 năm qua, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Do đó, số lượng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực tế đã được thu gọn, đặc biệt là với những tổ chức yếu kém. Số liệu công bố vào đầu năm 2015 cho thấy, toàn hệ thống đã giảm 7 tổ chức tín dụng, 2 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 quỹ tín dụng nhân dân thông qua sáp nhập, hợp nhất, thu hồi giấy phép, chuyển đổi hình thức hoạt động.

Cần xem xét để bổ sung, điều chỉnh danh mục đối tượng NHTM cần cơ cấu lại trên cơ sở thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện vấn đề mới phát sinh hay tồn tại từ lâu nhưng chưa được phát hiện trong hệ thống ngân hàng để kiện toàn hệ thống Ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh đăk lăk (Trang 85)