Ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp TFP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 70)

Mô hình Chỉ số Malmquist cho phép ước lượng sự thay đổi của TFP và sự thay đổi của các thành phần hiệu quả có liên quan như thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần và thay đổi hiệu quả theo quy mô.

Số liệu từ Bảng 3.6 cho thấy, trong giai đoạn 2008-2011, tăng trưởng TFP bình quân của các NHTMCP nghiên cứu là 1,142, nghĩa là có sự gia tăng năng suất ở mức 14,2%. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng của tiến bộ công nghệ đạt 15,5%, trong khi hiệu quả kỹ thuật lại giảm đi 1,1%. Có thể giải thích điều này là do hầu hết các NHTMCP đều chú trọng vào việc nâng cấp và đổi mới công nghệ trong giai đoạn này. Kết quả này là phù hợp với nhận định về năng lực công nghệ của các NHTMCP Việt Nam trong phần đánh giá thực trạng hoạt động của NHTMCP.

Bảng 3.6: Chỉ số Malmquist bình quân toàn bộ mẫu giai đoạn 2008-2011 Chỉ số

Giai đoạn effch techch pech sech tfpch

2008-2009 0,996 0,936 0,982 1,015 0,932 2009-2010 1,031 1,116 1,005 1,025 1,150 2010-2011 0,942 1,475 0,985 0,956 1,389

Trung bình

2008-2011 0,989 1,155 0,991 0,998 1,142

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1, Phụ lục 11)

Chỉ số TFP có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 0,932 trong giai đoạn 2008-2009 lên 1,150 trong giai đoạn 2009-2010 và đạt cao nhất ở mức 1,389 trong

giai đoạn 2010-2011. Điều đó chứng tỏ năng suất của các NHTMCP tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là tăng trưởng tiến bộ công nghệ thể hiện qua chỉ số techch cũng tăng dần qua các năm, từ 0,936 giai đoạn 2008-2009 đến 1,116 giai đoạn 2009-2010 và đạt cao nhất ở mức 1,475 trong giai đoạn 2010-2011. Trong giai đoạn 2010-2011, tăng trưởng của tiến bộ công nghệ đạt cao nhất với mức tăng 47,5% kéo chỉ số TFP bình quân tăng lên 38,9%.

Số liệu ở Bảng 3.6cũng cho thấy hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật không góp phần vào sự gia tăng năng suất.

Kết quả ước lượng chỉ số TFP trung bình giai đoạn 2008-2011 cho từng ngân hàng ở Bảng 3.7 cho thấy 13 NHTMCP có chỉ số TFP lớn hơn 1 và 2 NHTMCP có chỉ số TFP nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ hầu hết NHTMCP được nghiên cứu có xu hướng tăng năng suất, 2 NHTMCP có sự sụt giảm về năng suất là NHTMCP Đông Á và NHTMCP Phương Tây với chỉ số TFP bình quân tương ứng là 0,967 và 0,997. Nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm về năng suất của NHTMCP Đông Á là do sự suy giảm về hiệu quả kỹ thuật thuần. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm về năng suất của NHTMCP Phương Tây là do sự suy giảm về hiệu quả quy mô. Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông có chỉ số TFP bình quân cao nhất với 1,377. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng tiến bộ công nghệ ở mức cao (32,6%).

Bảng 3.7: Kết quả ước lượng effch, techch, pech, sech và tfpch trung bình của 15 NHTMCP giai đoạn 2008-2011

Stt Mã ngân

hàng effch techch pech sech tfpch

1 ABB 0,953 1,146 0,931 1,024 1,093 2 ACB 0,933 1,230 1,000 0,933 1,047 3 DAB 0,871 1,110 0,875 0,995 0,967 4 EIB 1,182 1,055 1,046 1,129 1,246 5 HDB 1,000 1,206 1,000 1,000 1,206 6 MBB 0,912 1,193 0,969 0,941 1,087 7 MDB 1,038 1,326 1,000 1,038 1,377 8 MSB 1,075 1,083 1,011 1,064 1,065 9 NVB 0,957 1,235 1,036 0,924 1,083 10 OCB 1,000 1,040 1,000 1,000 1,040 11 SCB 0,952 1,188 1,000 0,952 1,132

12 STB 1,069 1,084 1,000 1,069 1,159 13 TCB 1,000 1,155 1,000 1,000 1,155 14 VPB 1,086 1,146 1,000 1,082 1,244 15 WTB 0,861 1,158 1,000 0,861 0,997

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1, Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 70)