Các cách lựa chọn biến đầu vào và đầu ra trong phương pháp DEA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 28)

hóa đầu vào.

Đồ thị 1.5: Mô hình DEA tối đa hóa đầu ra

1.2.2.3. Các cách lựa chọn biến đầu vào và đầu ra trong phương pháp DEA DEA

Do đặc điểm của ngân hàng là ngành dịch vụ có nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra nên điều quan trọng trong phân tích DEA đối với các NHTMCP là lựa chọn biến đầu vào và đầu ra cho hợp lý. Tuy nhiên, việc xác định đầu vào và đầu ra đối với các ngân hàng không phải là điều đơn giản. Không giống như các ngành sản xuất khác, trong quá trình hoạt động ngân hàng thương mại sử dụng cả tiền gửi và các tài sản khác. Đầu ra các dịch vụ của ngân hàng thương mại, không giống như đầu ra

x1/y x2/y A B P C 0

của các doanh nghiệp sản xuất, được đo lường bằng số lượng với mục tiêu được xác định rõ ràng. Theo Aziz và Lennart (2002), do bản chất phức tạp trong hoạt động của ngân hàng mà có nhiều lúng túng trong việc xác định đầu vào và đầu ra. Tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó và cho rằng có hai cách tiếp cận trong việc xác định đầu vào và đầu ra của ngân hàng: cách tiếp cận sản xuất (hay còn gọi là cách tiếp cận cung cấp dịch vụ, cách tiếp cận giá trị gia tăng) và cách tiếp cận tài sản (hay còn gọi là cách tiếp cận trung gian).

Trong cách tiếp cận sản xuất, ngân hàng thương mại được xem là doanh nghiệp sử dụng vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm tiền gửi và cho vay khác nhau. Còn trong cách tiếp cận trung gian, ngân hàng thương mại được xem là trung gian của dịch vụ tài chính, nhận tiền gửi từ khách hàng và cho khách hàng khác vay. Đầu vào của ngân hàng bao gồm lao động, kỹ thuật, tiền gửi; đầu ra bao gồm: tiền cho vay, các thu nhập khác từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Cách tiếp cận trung gian còn chia thành 2 nhóm nhỏ: tiếp cận lợi nhuận (hay còn gọi là cách tiếp cận chi phí người sử dụng – the user cost approach) và cách tiếp cận quản lý rủi ro.

Cũng theo hai tác giả trên, về cơ bản hai cách tiếp cận này là giống nhau. Sự khác nhau giữa hai cách tiếp cận ở chỗ cách tiếp cận trung gian sử dụng giá trị thay vì số lượng và xem ngân hàng như là tổ chức trung gian. Vì vậy, cách tiếp cận trung gian thường phù hợp hơn với các ngành dịch vụ, nhất là đối với các NHTMCP.

1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

1.2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng phương pháp DEA

Phương pháp DEA thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, xây dựng… Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng vào năm 1985. Sherman and Gold (1985) đánh giá hiệu quả hoạt động của 14 chi nhánh một ngân hàng ở Mỹ. Kết quả cho thấy có 6 chi nhánh ngân hàng hoạt động kém hiệu quả so với các chi nhánh còn lại.

Rangan và các cộng sự (1988), trích trong Nguyen (2011), đã nâng cấp độ đánh giá từ chi nhánh ngân hàng lên cấp độ ngân hàng và đánh giá hiệu quả hoạt động của 215 ngân hàng ở Mỹ, đồng thời phân tích phi hiệu quả kỹ thuật từ phi hiệu quả kỹ thuật thuần và phi hiệu quả quy mô. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận trung gian với 3 biến đầu vào (lao động, vốn và khấu hao) và 5 biến đầu ra (2 biến đầu ra là tiền gửi và 3 biến đầu ra là khoản cho vay). Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có thể tạo ra cùng một lượng đầu ra mà chỉ cần sử dụng 70% đầu vào. Nghiên cứu cũng cho thấy phi hiệu quả quy mô của các ngân hàng là tương đối nhỏ và phi hiệu quả chủ yếu từ phi hiệu quả kỹ thuật thuần.

Ngoài các nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng ở Mỹ, phương pháp DEA ngày càng được áp dụng rộng rãi trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại các quốc gia khác. Có thể nêu ra một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Tại Ba Lan, Grazyna (2008) tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của 40 ngân hàng từ năm 2000 đến năm 2007 với cách tiếp cận giá trị gia tăng, đồng thời so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng theo phương pháp DEA và phương pháp đánh giá hiệu quả bằng các chỉ số tài chính. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 02 biến đầu vào (tài sản và số lượng nhân viên) và 03 biến đầu ra (cho vay, tiền gửi và thu nhập ngoài lãi). Kết quả khá thú vị là hiệu quả của các ngân hàng theo các chỉ số tài chính (ROE và hiệu quả nguồn nhân lực) cao hơn nhiều so với hiệu quả tính bằng phương pháp DEA.

Tại Nhật Bản, Elena (2008) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của 04 nhóm ngân hàng giai đoạn 2000-2006 theo hướng tiếp cận trung gian. Nghiên cứu sử dụng 3 biến đầu vào (tiền gửi, số lượng nhân viên và số lượng chi nhánh ngân hàng) để tạo ra 3 biến đầu ra (cho vay, chứng khoán thương mại và chứng khoán đầu tư, lợi nhuận thuần). Điểm hiệu quả trung bình mà các ngân hàng Nhật Bản đạt được là 69%. Các Ngân hàng City và Ngân hàng Trust đều đạt hiệu quả 100%, trong khi các Ngân hàng Regionnal và Tier II đạt hiệu quả thấp hơn nhiều.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nurhan và các cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của 44 ngân hàng từ năm 2002 đến năm 2006 với cách tiếp cận sản xuất. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 5 biến đầu vào (Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, cho vay/tổng tài sản, tài sản lưu động/nợ ngắn hạn, chi phí ngoài lãi/tổng chi phí lãi và chi phí ngoài lãi /tổng chi phí hoạt động) và 02 biến đầu ra (ROA và ROE). Trong nghiên cứu này, tác giả chia thành 4 nhóm ngân hàng: ngân hàng nhà nước, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư phát triển. Kết quả cho thấy nhóm ngân hàng nhà nước đạt hiệu quả trung bình cao nhất (69%) và nhóm ngân hàng tư nhân đạt hiệu quả trung bình thấp nhất (34%). Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả trung bình của các ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm.

Còn tại Trung Quốc, Chan (2011) đánh giá hiệu quả hoạt động của 03 nhóm ngân hàng thương mại Trung Quốc giai đoạn 2001-2007 (ngân hàng nhà nước, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng tư nhân) theo hướng tiếp cận trung gian. Tác giả sử dụng 03 biến đầu vào (chi phí ngoài lãi, tài sản cố định và tiền gửi) và 02 biến đầu ra (cho vay và đầu tư). Hiệu quả trung bình mà các ngân hàng Trung Quốc đạt được là 31,42%. Kết quả này cho thấy các ngân hàng Trung Quốc hoạt động không hiệu quả và đang phải đối diện với việc phân tán các nguồn lực. Theo tác giả, nguyên nhân là do hệ thống ngân hàng Trung Quốc còn yếu kém, hệ thống luật pháp và tài chính chưa phát triển và không đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

Nhìn chung, phương pháp DEA đã được sử dụng ở các nước phát triển để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và hiện nay đang trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Điều này chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp DEA trong việc đánh giá bức tranh tổng thể hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở từng quốc gia. Cách tiếp cận chủ yếu là tiếp cận trung gian và các biến được lựa chọn khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)