Thực trạng họat động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 42)

giai đoạn 2008 - 2011

Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều bất ổn ảnh hưởng đến hoạt động của NHTMCP.

Đồ thị 2.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008-2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước qua các năm)

Năm 2008, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh so với năm 2007 (3,4% so với 4,9%) và có những xu hướng biến động khó lường. Lạm phát gia tăng trong 6 tháng đầu năm và giảm phát trong 6 tháng cuối năm cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu. Suy thoái kinh tế sâu tiếp tục kéo dài sang năm 2009 và hậu quả là kinh tế thế giới giảm 0,8%. Nhờ những biện pháp cứu trợ kinh tế được thực hiện từ cuối năm 2008 của nhiều quốc gia trên thế giới, những tháng cuối năm 2009 và năm 2010, kinh tế thế giới dần phục hồi và đạt mức tăng trưởng 5%. Đây là mức tăng trưởng

cao nhất trong giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên, sự phục hồi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thất nghiệp tiếp tục tăng cao, áp lực lạm phát gia tăng và đặc biệt là vấn đề nợ công. Những nhân tố này đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới trong năm 2011 và đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới còn 3,8%.

Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động không ngừng. Áp lực lạm phát gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2008 và Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; thực hiện các nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy thoái. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2008 đạt mức 6,18%. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới sâu tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời thiên tai, dịch bệnh trong nước liên tiếp xảy ra làm suy giảm đà tăng trưởng nền kinh tế còn 5,32%. Năm 2010, nhờ sự phục hồi của cầu trong nước và xuất khẩu đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,78% và đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2008-2011. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, nhập siêu gia tăng và bội chi ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao. Thêm vào đó, Chính phủ điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại ở mức 5,89% vào năm 2011.

Mặc dù có những biến động về kinh tế, nhưng sự ổn định về chính trị ở Việt Nam cùng với việc hoàn thiện dần khung pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam theo cơ chế thị trường và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Các quan điểm và nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của hệ thống ngân hàng được luật hóa trong Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (thay thế Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997) và các văn bản pháp lý khác. Đặc biệt, theo cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, năm 2008, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cho phép thành lập tại Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng so với những năm trước đó. Số lượng các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 Năm Loại ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 1. NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5 2. NH phát triển 1 1 3. NH chính sách xã hội 1 1 1 1 1 4. NHTMCP 34 40 37 37 35 5. NH liên doanh 5 5 5 5 4 6. Chi nhánh NH nước ngoài 41 39 40 48 50 7. NH 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5

Tổng cộng 86 95 93 102 101

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước qua các năm)

Đến cuối năm 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm 101 ngân hàng: 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM nhà nước, 35 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh. Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân hơn 29%/năm và đến cuối năm 2010 tương đương khoảng 116% tổng sản phẩm quốc nội10.

Các NHTMCP Việt Nam dần dần nâng cao hiệu quả, khẳng định vị trí của mình và hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính quốc tế. Thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam được đánh giá qua các mặt cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)