Sau khi lựa chọn các biến đại diện đầu vào, đầu ra cho mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTMCP thời kỳ 2008-2011, theo cách tiếp cận phi tham số với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1; kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo hai mô hình DEACRS và DEAVRS và hiệu quả quy mô cho từng ngân hàng được thể hiện trong Phụ lục 9.
Hiệu quả kỹ thuật xác định trong mô hình DEACRS là hiệu quả kỹ thuật toàn bộ trong điều kiện sản lượng không đổi theo quy mô. Còn hiệu quả kỹ thuật xác định trong mô hình DEAVRS là hiệu quả kỹ thuật thuần trong điều kiện sản lượng thay đổi theo quy mô. Hiệu quả kỹ thuật toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình giai đoạn 2008-2011 cho từng ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
Stt Mã ngân hàng TE (CRS) PE (VRS) SE 1 ABB 0,830 0,857 0,972 2 ACB 0,925 1,000 0,925 3 DAB 0,840 0,859 0,977 4 EIB 0,795 0,894 0,883 5 HDB 0,978 0,981 0,998 6 MBB 0,821 0,856 0,964 7 MDB 0,898 1,000 0,898 8 MSB 0,951 0,991 0,959
9 NVB 0,908 0,977 0,929 10 OCB 1,000 1,000 1,000 11 SCB 0,966 1,000 0,966 12 STB 0,931 0,987 0,943 13 TCB 0,964 1,000 0,964 14 VPB 0,897 0,989 0,906 15 WTB 0,848 1,000 0,848
(Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả của phần mềm DEAP 2.1)
Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP qua từng năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2: Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP giai đoạn 2008-2011 Năm Hiệu quả 2008 2009 2010 2011 Trung bình giai đoạn 2008-2011 TE (CRS) 0,906 0,900 0,927 0,881 0,903 PE(VRS) 0,973 0,956 0,962 0,946 0,959 SE 0,929 0,941 0,965 0,933 0,942
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1)
Trong mô hình DEACRS, hiệu quả kỹ thuật bình quân của cả mẫu thời kỳ 2008-2011 đạt 90,3%. Điều này cho thấy các NHTPCP Việt Nam đã sử dụng tương đối có hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra các đầu ra. Lượng đầu vào trung bình có thể giảm bớt để các NHTMCP đạt đến trạng thái tối ưu hoàn toàn (TE=1) là 9,7%.
Số lượng NHCMCP đạt hiệu quả tối ưu trong từng năm khác nhau. Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy số lượng các NHTMCP đạt được hiệu quả tối ưu là cao nhất vào năm 2011 với 8 ngân hàng và thấp nhất vào năm 2009 với 5 ngân hàng. Có 2 NHTMCP không đạt hiệu quả tối ưu trong cả 4 năm là NHTMCP An Bình và NHTMCP Quân đội.
Bảng 3.3: Số lượng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu giai đoạn 2008 - 2011 Stt Mã ngân hàng 2008 2009 2010 2011 1 ABB 2 ACB X 3 DAB X 4 EIB X
5 HDB X X 6 MBB 7 MDB X X 8 MSB X X X 9 NVB X X 10 OCB X X X X 11 SCB X X X 12 STB X 13 TCB X X X 14 VPB X X 15 WTB X Tổng cộng 7 5 6 8
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1)
Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy, trong cả giai đoạn 2008-2011, có 1 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu đó là Ngân hàng TMCP Đại Dương, chiếm tỷ lệ 6,7%; 7 ngân hàng đạt hiệu quả từ 90 đến 100%, chiếm tỷ lệ 46,67%; 7 ngân hàng còn lại đạt hiệu quả dưới 90% và thấp hơn hệ số trung bình chung của mẫu, chiếm tỷ lệ 46,7%. Trong mô hình này, ngân hàng có hiệu quả thấp nhất là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu với 79,5%.
Năm 2008, hiệu quả kỹ thuật trung bình chung của 15 ngân hàng TMCP là 90,6%. Nhưng sang năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 nên hiệu quả giảm còn 90%. Năm 2010, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng này được cải thiện hơn nhiều, tăng lên 92,7% nhưng lại giảm xuống còn 88,1% vào năm 2011. Đây là năm mà hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP đạt thấp nhất trong 4 năm nghiên cứu vì các NHTMCP gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. Điều này là phù hợp với nhận định khi đánh giá thực trạng hoạt động của NHTMCP trên đây. Chênh lệch về hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa điểm hiệu quả cao nhất và điểm hiệu quả thấp nhất là tương đối lớn 20,5%.
Trái với mô hình DEACRS, mô hình DEAVRS cho thấy một sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu. Hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình trong mô hình DEAVRS cao hơn nhiều so với mô hình DEACRS, đạt ở mức 95,9%. Số lượng NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu cũng tăng lên. Có 6 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu nhờ quy mô (ACB,
MDB, OCB, SCB, TCB và WTB), chiếm tỷ lệ 40%; 1 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần xấp xỉ tối ưu là MSB (99,1%); chiếm tỷ lệ 6,7%; 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần từ 90% đến 99%, chiếm tỷ lệ 26,6% và 4 ngân hàng đạt hiệu quả dưới 90% (chiếm tỷ lệ 26,6%), thấp hơn nhiều so với hiệu quả trung bình chung. Trong mô hình này, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) có hiệu quả kỹ thuật thuần thấp nhất (85,6%). Chênh lệch về hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình giữa điểm hiệu quả cao nhất và điểm hiệu quả thấp nhất là 14,4%.
Trong năm 2008, hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình đạt cao nhất, sau đó giảm trong năm 2009, tăng lên năm 2010 và tiếp tục giảm vào năm 2011 còn 94,6% tuy vẫn ở mức cao. Điều này một lần nữa chứng tỏ các ngân hàng hoạt động không ổn định trong giai đoạn 2008-2011 và đạt hiệu quả thấp nhất vào năm 2011.