Mức độ an toàn và khả năng huy động vốn, cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 44)

10 Số liệu trích trong tài liệu “ Hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2011” , Nguyễn Đức Hoàn, Thời báo kinh tế Việt Nam 2011-2012.

Là một thành phần chủ yếu của vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ trong toàn hệ thống ngân hàng đã tăng nhanh theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Đến năm 2011, quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại đáp ứng quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ đồng. Đặc biệt, khối NHTMCP có sự gia tăng nhanh chóng về quy mô vốn điều lệ với tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ cao nhất là 57,95% vào năm 2008.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Đơn vị tính: %

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011

1. Tăng trưởng vốn điều lệ

Khối TCTD nhà nước 31,52 14,42 40,04 13,05 Khối NHTMCP 57,95 35,58 43,30 15,86

2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng 23,38 37,53 32,4 14,33 Khối TCTD nhà nước 20,85 28,27 24,53 15,10 Khối NHTMCP 17,97 66,06 45,29 13,62

3. Tăng trưởng tổng tài sản

Khối TCTD nhà nước 23,80 20,81 24,07 14,95 Khối NHTMCP 27,59 61,15 58,22 23,14

(Nguồn: Tạp chí Thị trường Tài chính, số 3+4 tháng 2-2013)

Về phương diện mức độ an toàn vốn, theo Nguyễn Đức Hoàn (2012), đến năm 2010, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đạt mức tỷ lệ bảo đảm vốn tự có tối thiểu CAR trên 8%. Thông tư số 13/2010/ TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng nhà nước nâng quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%. Điều này tiếp tục là một áp lực lớn cho các NHTM. Mặc dù vậy, các NHTMCP đều cố gắng để đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.

Tuy nhiên, theo Lê Thu Hằng và Đỗ Thị Bích Hồng (2010), nếu so sánh với mức bình quân năm 2009 của các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) là 13,1% và của các ngân hàng của các nước châu Á mới nổi (gồm 14 ngân hàng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines) với tỷ lệ 12,3% thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn thấp hơn.

Quy mô vốn điều lệ và quy mô vốn chủ sở hữu tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng huy động vốn. Theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước, huy động vốn của hệ thống ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2011 nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các năm. Tăng trưởng huy động vốn đạt mức cao nhất vào năm 2010 và thấp nhất vào năm 2011.

Bảng 2.3: Tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Đơn vị tính: %

Năm 2008 2009 2010 2011

Tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng

22,84 29,88 36,2 12,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2008-2011)

Cũng theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước, thị phần huy động vốn diễn biến theo hướng tỷ trọng huy động vốn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước giảm, tăng thị phần huy động vốn của các NHTMCP và các tổ chức tín dụng khác. Đến cuối năm 2011, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng chính sách xã hội có thị phần huy động vốn chiếm 43,92%, giảm so với mức 45,29% của năm 2010; nhóm NHTMCP và các tổ chức tín dụng khác chiếm 56,08%, tăng cao so với mức 54,71% cuối năm 2010.

Diễn biến xu hướng huy động vốn cũng đồng thời xảy ra với xu hướng tín dụng của nền kinh tế. Theo số liệu ở Bảng 2.2, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng gia tăng liên tục qua các năm nhưng tốc độ tăng khác nhau. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đạt mức cao nhất vào năm 2009 và thấp

nhất vào năm 2011. Trong đó, khối NHMCP có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hơn khối TCTD nhà nước và đạt mức cao nhất vào năm 2009, thấp nhất vào năm 2011.

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2012); trong toàn hệ thống, tăng trưởng huy động vốn vẫn ở mức thấp so với tăng trưởng tín dụng (ngoại trừ năm 2010). Thực tế này đã dẫn đến tỷ lệ tín dụng trên huy động của hệ thống vẫn ở mức cao (trên 100%) và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan: 95,8%, Malaysia: 79,3%, Indonesia: 75,5%, Philippin: 72,6%). Chênh lệch tín dụng- huy động không được cải thiện là nguyên nhân chính khiến mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao trong cả năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)