Những khó khăn thách thức cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 86)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Những khó khăn thách thức cơ bản

- Khoáng sản tại Hà Giang chủ yếu đƣợc phân bổ tại những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa hình chia cắt, thời tiết khí hậu cực đoan dẫn tới việc đầu tƣ cho khai thác tốn kém, dễ bị tác động của thiên nhiên đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng cũng cần phải có những điều chỉnh, dự báo nhằm vƣợt qua trở ngại này.

- Khoáng sản thƣờng đƣợc phân bổ tại những nơi có các nguồn tài nguyên quý khác nhƣ tài nguyên rừng, tài nguyên nƣớc, tài nguyên du lịch và là nơi canh tác của ngƣời dân do đó việc khai thác khoáng sản sẽ gây ảnh hƣởng hoặc làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên khác tạo ra các xung đột về mặt quản lý.

- Hà Giang với vị trí địa lý đặc thù, có hơn 274km đƣờng biên giáp với nƣớc Công hòa Nhân dân Trung hoa, có 07 huyện với 34 xã, thị trấn biên giới (32 xã và 2 thị trấn). Có 01 cửa khẩu quốc tế, 03 cặp cửa khẩu phụ và 17 đƣờng mòn qua lại biên giới Việt Trung. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu khoáng sản.

- Sản phẩn sau khai thác của Hà Giang luôn chịu sức ép nặng nề từ phía thị trƣờng Trung Quốc - nơi có nền công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh mẽ. Ngoài việc xuất khẩu các sản phẩm kim loại rẻ hơn Việt Nam thì phía Trung Quốc có chính sách thu mua các loại khoáng sản để dự trữ do đó những chính sách về tài chính của Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn.

- Việc tiếp cận với các công nghệ của các nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới đối với Hà Giang cũng là một trở ngại, bên cạnh đó công nghệ của Trung Quốc luôn luôn "cập kề" với giá cả hợp lý - chủ yếu là các công nghệ

79

"ăn sổi", phù hợp với trình độ quản lý, vận hành của các doanh nghiệp trong tỉnh, phù hợp với đặc thù tự nhiên của tỉnh Hà Giang.

- Ngƣời dân Hà Giang trong vùng có khoáng sản đƣợc khai thác chủ yếu thuộc vào nhóm yếu thế, do đó rất dễ bị tác động từ những hoạt động công nghiệp nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng. Trên thế giới đã tổng kết rằng ngƣời dân ở nhóm yếu thế là ngƣời phải chịu nhiều tác động nhất, khả năng phục hồi cũng là yếu nhất.

- Nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản của tỉnh vừa thiếu vừa yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của ngành, thƣờng xuyên bị quá tải, không kịp thời, thiếu sự phản biện, dễ dẫn tới tình trạng chủ quan duy ý chí và "độc quyền".

Ngoài những khó khăn nêu trên thì công tác quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Hà Giang còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác, có thể nói khó khăn lớn hơn rất nhiều so với thuận lợi. Một mặt do tình hình chung của cả nƣớc, lịch sử ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng còn khá non trẻ hơn nữa, Hà Giang có những khó khăn riêng của một tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)