4. Kết cấu của luận văn
4.4.4. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời dân
4.4.4.1. Xây dựng các chính sách trong việc đổi mới công nghệ.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong công nghiệp khai khoáng thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến là việc tất yếu, chỉ có công nghệ tiên tiến mới giúp cho việc khai thác khoáng sản đem lại nhiều hiệu quả, tài nguyên đƣợc sử dụng tối ƣu, tác động đến môi trƣờng đƣợc giảm thiểu.
Ƣu tiên cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân có phƣơng án sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị đồng bộ trong khai thác và chế biến khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản.
96
Xây dựng các chế tài để bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong khai thác, khoáng sản để tăng giá trị kinh tế của khoáng sản, giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng.
Xem xét ban hành các chính sách ƣu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp có áp dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất nhƣ chính sách về giá, thuế, phí cũng nhƣ các khoản đóng góp cho địa phƣơng. Vì áp dụng công nghệ tiên tiến bắt buộc phải tăng mức đầu tƣ, ảnh hƣởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài việc áp dụng các công nghệ tiên tiến thì cũng cần có chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các máy móc, trang thiết bị cong nghệ trong nƣớc sản xuất. Vì nếu sử dụng các công nghệ nƣớc ngoài có thể giá thành rẻ hơn nhƣng sẽ bị ràng buộc bởi các điều khoản khác nhƣ sử dụng lao động, tiêu thụ sản phẩm hoặc bị phụ thuộc vào bí quyết công nghệ.
4.4.4.2. Thúc đẩy hợp tác trong hoạt động khoáng sản.
Hiện nay các doang nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, mới hình thành hoặc mới chuyển đổi từ lĩnh vực khác sang. Các doanh nghiệp phổ biến hoạt động trong từng khâu của hoạt động khoáng sản, chƣa có tính liên hoàn dẫn tới tình trạng khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và họ phải tìm mọi cách để tiêu thụ. Cũng có doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu là sản phẩm của các doanh nghiệp khác, do vấn đề cạnh tranh về giá nên nhiều khi doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu và cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý, tuy nhiên sự can thiệp của cơ quan quản lý sẽ dẫn tới tình trạng bảo hộ, ngăn sông cấm chợ, thiếu cạnh tranh lành mạnh.
97
Trong khi đó cũng có doanh nghiệp lớn đƣợc đầu tƣ bài bản từ khâu khai thác đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng do đó họ đã rất chủ động trong sản xuất mặc dù các doanh nghiệp khác gặp rất nhiều khó khăn thậm chí phải dừng hoạt động.
Hiện nay tại tỉnh Hà Giang đã có hội doanh nghiệp và bắt đầu hình thành các hiệp hội, đây là tín hiệu ban đầu cho sự hợp tác, liên doanh. Các doanh nghiệp sẽ dần nhận thức đƣợc lợi ích từ việc hợp tác, liên doanh cùng chia xẻ lợi ích, cùng gánh vác khó khăn. Nếu có sự tác động tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để hình thành lên các mô hình hợp tác, liên doanh trong hoạt động khoáng sản thì mới có thể thành công. Trƣớc mắt thúc đẩy mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp có chung một loại khoáng sản, sự hợp tác có thể trong phạm vi của tỉnh những cũng cần thiết mở rộng quan hệ để hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh bạn.
4.4.4.3. Ban hành quy định về chính sách bảo hộ quyền lợi của địa phƣơng và ngƣời dân nơi có khoáng sản đƣợc khai thác
Ban hành quy định về chính sách bắt buộc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải có kế hoạch, phƣơng án đầu tƣ xây dựng, bảo vệ, duy tu, bảo dƣỡng hạ tầng giao thông; đóng góp vào công tác an sinh xã hội tại địa phƣơng; ƣu tiên sử dụng lao động ngƣời địa phƣơng; hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề cho những hộ gia đình mất đất canh tác; hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực tái định cƣ.
Hiện nay các khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản đều đƣợc thu chung vào ngân sách Nhà nƣớc, chƣa có chính sách phân bổ cụ thể và đặc thù đối với các khoản thu này cho các địa phƣơng nơi có khoáng sản đƣợc khai thác. Trong khi Trung ƣơng chƣa có quy định cụ thể thì ở tỉnh cần sớm
98
cân đối nguồn ngân sách phân bổ hàng năm để ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ hoặc hỗ trợ các chƣơng trình an sinh xã hội cho địa phƣơng có khoáng sản đƣợc khai thác, giúp cho ngƣời dân ở đó tăng cƣờng khả năng chống chịu và ứng phó với các tác động từ hoạt động khoáng sản gây ra.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh là các doang nghiệp ở nơi khác đến, do đó lợi nhuận từ hoạt động khoáng sản để lại địa phƣơng không nhiều. Cần có chính sách ƣu tiên doanh nghiệp cam kết thực hiện tái đầu tƣ tại địa phƣơng góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân cũng nhƣ tăng thêm nguồn thu cho tỉnh.
4.4.4.4. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản ở tỉnh Hà Giang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay đặc biệt là phát triển phát triển ngành công nghiệp khai khoáng thì công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng cần trú trọng một số nội dung sau:
Một là, quán triệt tới các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ về vai trò, vị trí của ngành công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, phát triển công nghiệp khai khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh là hƣớng phát triển đem lại lợi ích lâu dài và ổn định xã hội. Quan điểm này cần phải đƣợc thể hiện xuyên suốt ở tất cả các cấp ủy Đảng, không chỉ trong khối quản lý Nhà nƣớc mà cả trong khối doanh nghiệp.
99
Ba là, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Cần chú trọng vai trò và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ nói chung và thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng nói riêng. Trong công tác lãnh đạo phải lấy sự bền vững và lợi ích chung của toàn xã hội làm mục tiêu.
Bốn là, xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo triển khai đồng bộ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhất là các Chỉ thị, Nghị quyết về tăng cƣờng công tác phòng ngừa sai phạm trong cán bộ đảng viên, công tác phòng chống tham nhũng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các quy định của Nhà nƣớc, nhất là các quy định đối với các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh.
Năm là, củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; tăng cƣờng vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh với các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.
Sáu là, tăng cƣờng quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là những ngƣời lãnh đạo quản lý và kinh doanh giỏi.