4. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Những yếu tố thuận lợi
- Tình hình thế giới liên tục có những biến đổi mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệt; kinh tế tri thức đang đƣợc coi là lĩnh vực có nhiều triển vọng và đang đem lại giá trị cao; hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế mà đông đảo các nƣớc, các dân tộc tích cực hƣởng ứng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng nói riêng có cơ hội tiếp cận các nền quản lý tiên tiến, đem lại hiệu quả thiết thực.
- Trong nƣớc, những năm qua công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng đƣợc quản lý chặt chẽ hơn. Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc đẩy mạnh hơn những năm trƣớc, thông qua các hoạt
77 động hợp tác song phƣơng và đa phƣơng.
- Mục tiêu tổng quát của Đề án ''Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025'' đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 159/2008/QĐ- TTg ngày 04/12/2008) là Phấn đấu đƣa ngành công nghiệp khai khoáng trở thành một ngành có trình độ công nghệ đạt trình độ khu vực vào năm 2015 và trình độ thế giới vào năm 2025. Đến năm 2015, ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật tiên tiến, hoạt động bảo đảm an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng, hoàn nguyên sau khai thác, gắn với chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cao, công nghệ sản xuất đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao. Khoa học công nghệ trở thành lực lƣợng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng.
- Các cấp, các ngành đã có sự nhận thức tốt hơn về phát triển công nghiệp khai khoáng, đó là một yêu cầu tất yếu khách quan với những lợi thế của Hà Giang. Về quy hoạch tổng thể phát triển khoáng sản đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh đang triển khai tổ chức thực hiện bằng các chƣơng trình, các đề án cụ thể.
- Mặc dù vấn đề phát triển kinh tế xanh chƣa đƣợc đặt ra một cách chính thức trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành của tỉnh Hà Giang nhƣng những giải pháp, những việc làm cụ thể cũng đã có những tín hiệu khá rõ, khá tƣơng đồng, ngày càng tisn gần đến với các tiêu chí của phát triển kinh tế xanh.
Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Hà Giang có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và khoáng sản nói riêng, nếu công tác quản lý Nhà nƣớc thực hiện hết chức năng và biết tận dụng, khai thác những
78 cơ hội này.