Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 77)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

3.2.4.1. Từ phía doanh nghiệp

- Đa số doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn chƣa thực sự đủ năng lực về vốn, nhân lực kỹ thuật, thiết bị và công nghệ nên đã gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện dự án.

- Đa số các mỏ, điểm mỏ đều phân bố ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, đƣờng giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hƣởng đến tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng mỏ và phải đầu tƣ vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản có mức vốn đầu tƣ lớn.

- Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng còn thiếu nhiều so với yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hầu hết các doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép khai thác khoáng sản chƣa có đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn về lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đến việc điều hành khai thác, sản xuất không theo đúng quy trình, quy phạm, hoạt động của mỏ hiệu quả không cao. Nhiều doanh nghiệp phải tìm đến đối tác

70

nƣớc ngoài để liên doanh, hợp tác dƣới nhiều hình thức khác nhau.

- Tài liệu địa chất và khoáng sản để xây dựng dự án ở một số điểm mỏ khoáng sản chƣa đủ độ tin cậy, nguyên nhân do các mỏ mới phát hiện, tài liệu đánh giá cũ không có, bên cạnh đó việc đầu tƣ cho công tác đánh giá quy mô trữ lƣợng, chất lƣợng khoáng sản tại mỏ còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều doanh nghiệp sau khi đƣợc cấp phép đã vừa tổ chức khai thác vừa tổ chức thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lƣợng mỏ, một số doanh nghiệp đã không có định hƣớng xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản. Tại một số mỏ sau khi đi vào hoạt động đƣợc một thời gian đã phải tạm dừng để thăm dò đánh giá bổ sung trữ lƣợng, máy móc thiết bị không đƣợc hoạt động và bảo dƣỡng thƣờng xuyên dẫn đến hƣ hỏng lãng phí.

3.2.4.2. Từ phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc

- Việc kiểm tra sau khi cấp phép cũng nhƣ khi dự án đi vào hoạt động chƣa đƣợc thƣờng xuyên, thiếu chặt chẽ dẫn đến nhiều dự án tiến độ triển khai chậm hoặc không thực hiện nghiêm các quy định trong giấy phép đƣợc cấp; việc đình chỉ, kiến nghị thu hồi giấy phép chƣa kiên quyết và kịp thời;

- Cơ chế chính sách tài chính về khoáng sản chƣa tạo đòn bẩy phát triển ngành khai khoáng, chƣa có cơ chế thu từ khai thác khoáng sản phù hợp. Nguồn thu của Nhà nƣớc từ hoạt động khoáng sản chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có; vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản thì nhân dân bị mất đất canh tác, dẫn đến hiện tƣợng nghèo hoá, ô nhiễm môi trƣờng tăng cao, đƣờng giao thông hƣ hỏng nhanh, vv..

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và các ngành liên quan với các doanh nghiệp có lúc chƣa chặt chẽ, đồng bộ, dẫn đến việc triển khai các chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách bị hạn chế, chậm đƣợc triển khai trong thực tiễn, làm chậm quá trình đầu tƣ các dự án.

71

- Việc kiểm tra các hoạt động khoáng sản chƣa đƣợc thƣờng xuyên, dẫn đến còn nhiều dự án tiến độ triển khai chậm hoặc triển khai không đúng theo Dự án đầu tƣ, thiết kế cơ sở và thiết kế mỏ đƣợc phê duyệt, các công trình xử lý môi trƣờng chƣa đƣợc nghiệm thu hoàn thành trƣớc khi đƣa vào sử dụng dẫn đến hiện tƣợng một số doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trƣờng gây bức xúc trong nhân dân.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp đối với các hoạt động khoáng sản đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng chƣa thƣờng xuyên, kém hiệu lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý.

- Hoạt động quản lý Nhà nƣớc của một số UBND cấp huyện, UBND cấp xã kém hiệu quả, chƣa huy động đƣợc cả hệ thống chính trị vào cuộc, chƣa thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản theo quy định của pháp luật. Việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép có lúc chƣa kịp thời.

- Chƣa thực hiện việc ký cam kết giữa Chủ tịch UBND cấp huyện với Chủ tịch UBND cấp tỉnh, giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp huyện để hàng năm tiến hành kiểm điểm việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản tại địa bàn.

- Quá trình hoàn thiện các thủ tục sau cấp phép cần nhiều thời gian để giải quyết, kết quả của việc giải quyết thủ tục này lại là điều kiện cần và đủ để có cơ sở giải quyết thủ tục khác.

- Chế độ thông tin, báo cáo và sự phối hợp giữa giữa các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) cũng nhƣ giữa các ngành chức năng ở mỗi cấp, giữa các chủ mỏ và cơ quan quản lý chƣa chặt chẽ, chƣa có hiệu quả.

- Lực lƣợng cán bộ chuyên ngành quản lý khoáng sản từ cấp tỉnh đến huyện, xã còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng , chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của công tác quản lý.

73

Bảng 3.6. Nguồn nhân lực QLNN về khoáng sản và Môi trƣờng Đơn vị Số lƣợng Trình độ đào tạo Kinh nghiệm (năm) Phòng khoáng sản Trƣởng phòng 01 Thạc sỹ 12 Chuyên viên 01 Kỹ sƣ 08 Chuyên viên 01 Kỹ sƣ 03 Chi cục BVMT Chi cục trƣởng 01 Thạc sỹ 15

Chuyên viên 03 Cử nhân <5

Phòng TNMT của 11 huyện, thành phố

Chuyên trách KS 03 Kỹ sƣ <8

Chuyên trách MT 04 Cử nhân <10

Kiêm nhiệm 08 Cử nhân <10

195 xã, phƣờng, thị trấn Cán bộ địa chính, KS, MT 195 Cử nhân/Kỹ sƣ <10

74

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG TỈNH HÀ GIANG THEO HƢỚNG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ XANH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)