4. Kết cấu của luận văn
1.2.9. Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng theo
công nghiệp khai khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh
Quản lý Nhà nƣớc về khai thác khoáng sản đã đƣợc luật hóa và đƣợc thực hiện đảm bảo theo đúng định hƣớng phát triển của đất nƣớc, tuân thủ các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản nói riêng, ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục phát triển tạo ra nhiều lợi ích về kinh tế. Việc khai thác và sử dụng khoáng sản cơ bản đã đảm bảo các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu tuy nhiên qua các tài liệu nghiên cứu thì hiện nay việc khai thác và sử sụng tài nguyên khoáng sản còn có nhiều bất cập và hệ lụy từ việc lãng phí tài nguyên, gây tác động tới môi trƣờng đến xung đột trong lợi ích cũng nhƣ mất công bằng xã hội.
Để giải quyết đƣợc những bất cập hiện nay thì việc áp dụng các giải pháp, các tiêu chí của kinh tế xanh vào công tác quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng là một yêu cầu mang tính tất yếu bởi vì thực hiện kinh tế xanh là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, đảm bảo hài hòa đƣợc lợi ích kinh tế với môi trƣờng và xã hội.
1.2.9. Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh
Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh cũng chính là các nội dung của công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì cần phải có sự kết hợp, vận dụng một cách khoa học các tiêu chí, yêu cầu của kinh tế xanh vào từng nội dung quản lý.
Kinh tế xanh là một khái niệm của một sáng kiến mới trên thế giới và chƣa đƣợc pháp luật hóa tại Việt Nam trong khi đó công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các linh vực kinh tế - xã hội là một hoạt động tuân thủ theo pháp
32
luật, do đó để xác định đƣợc một cách cụ thể nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp khai khoáng theo hƣớng phát triển kinh tế xanh cần phải có sự thống nhất và phải đƣợc pháp luật hóa về kinh tế xanh trong đó phải đƣa ra đƣợc các tiêu chí cụ thể đối với từng hoạt động quản lý.
Qua các tài liệu nghiên cứu thấy rằng, đối với lĩnh vực khoáng sản, thời gian qua Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, tuy nhiên nhiều chính sách vẫn chƣa đủ mạnh để yêu cầu các cơ sở thực hiện công nghệ sạch, thân thiện môi trƣờng trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái xử dụng chất thải, hoàn thổ và xanh hóa các khu vực khai thác. Điều này dẫn đến việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý, tác động xấu rất lớn đến môi trƣờng sinh thái.
Để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trƣờng và công bằng xã hội thì xanh hóa ngành khai khoáng hay thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong ngành công nghiệp khai khoáng là một nhu cầu bức thiết. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong công nghiệp khai khoáng thì trƣớc tiên cần xem xét đến các chính sách hiện nay đối với ngành công nghiệp khai khoáng để đƣa ra các chính sách mới hoặc điều chỉnh bổ sung các chính sách hiện hành. Các chính sách mới đƣợc đƣa ra hoặc đƣợc điều chỉnh bổ sung trƣớc hết phải phù hợp với thực tiễn, đồng thời phải đặt ra một yêu cầu cao hơn cho việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và thân thiện với môi trƣờng, công bằng xã hội. Các chuyên gia nghiên cứu về khoáng sản đã khuyến cáo một số chính sách chính sau nhằm thực thi phát triển kinh tế xanh trong công nghiệp khai khoáng:
Chính sách về giá: Thực hiện giá sản phẩm khoáng sản theo cơ chế thị
trƣờng nhằm các mục tiêu nhƣ buộc doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí, sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm để nâng cao hiệu quả; Khắc phục các tiêu cực do chênh lệch giá trong nƣớc và giá xuất khẩu gây ra, nhất là việc
33
xuất khẩu lậu; Khuyến khích quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên; Buộc khâu tiêu dùng sản phẩm khoáng sản phải sử dụng tiết kiệm.
Chính sách về thuế và phí: Để tránh tình trạng tổn thất tài nguyên và
nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, thuế tài nguyên cần chuyển từ cách tính theo sản lƣợng khai thác sang tính theo trữ lƣợng khoáng sản đƣợc phê duyệt, tùy thuộc vào loại hình khoáng sản. Miễn giảm thuế đối với phần trữ lƣợng khai thác tăng thêm tùy theo từng trƣờng hợp, để các doanh nghiệp tăng cƣờng công tác tận thu và tiết kiệm khoáng sản.
Chính sách về sử dụng, xuất khẩu khoáng sản: Chế biến sâu khoáng
sản, cấm triệt để xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản có trữ lƣợng dồi dào bảo đảm cho nhu cầu sử dụng lâu dài trong nƣớc hoặc chỉ cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản mà nhu cầu trong nƣớc không có hoặc có nhƣng với nhu cầu thấp. Đồng thời Chính phủ cần ban hành quy chế xây dựng các trung tâm dữ trữ tài nguyên khoáng sản đối với những loại khoáng sản chƣa có điều kiện chế biến sâu. Các trung tâm này nên đặt tại các địa phƣơng nơi có nhiều khoáng sản đƣợc khai thác. Nhiệm vụ của các trung tâm này là thu mua tinh quặng thô để dự trữ cho công tác chế biến sau khi có đủ điều kiện đồng thời kêu gọi đầu tƣ công nghệ chế biến sâu.
Ngoài một số chính sách chính nêu trên thì trong công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản cần chú trọng thêm một số nội dung:
Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản: Cần bổ sung các điều kiện
về chế biến trƣớc khi cấp phép khai thác vì hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ đủ năng lực đầu tƣ cho công đoạn khai thác còn công đoạn chế biến thì rất hạn chế do vốn đầu tƣ cho công đoạn này là lớn hơn rất nhiều so với công đoạn khai thác dẫn đến tình trạng khoáng sản sau khai thác không đƣợc chế biến sâu gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên.
34
Công tác quản lý chất thải rắn trong khai thác: Cần chú trọng các giải
pháp nhằm xử lý, ngăn chặn, phòng ngừa sự sự phát thải ngay tại nguồn, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất để tái sử dụng chất thải đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ thì trƣờng thúc đẩy các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm tái chế từ chất thải của khai thác khoáng sản.
Công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác: Cần kiểm soát
chặt chẽ trách nhiệm của doanh nghiệp ngay từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ khâu lập đề án cải tạo, phục hồi môi trƣờng đến các giải pháp nêu ra trong đề án trong đó cần chú trọng việc tính toán đầy đủ các chi phí để thực hiện công tác phục hồi môi trƣờng theo hƣớng gần nhất với môi trƣờng hiện tại hoặc có thể phục vụ cho nhu cầu phát triển trong tƣơng lai của địa phƣơng nơi cần phục hồi, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng, ƣu tiên sử dụng vào các nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho chính các địa phƣơng nơi có khoáng sản đƣợc khai thác.
Cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần có cam kết
cụ thể, nội dung cam kết cần đƣợc quy định rõ ràng hoặc có các chính sách khuyến khích sự cam kết và thực hiện cam kết của doanh nghiệp đặc biệt trong việc chia xẻ trách nhiệm cũng nhƣ hỗ trợ cộng đồng.
Nâng cao năng lực các cơ quan quản lý Nhà nước: Năng lực của cơ
quan quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực khoáng sản hiện nay đƣợc đánh giá là còn non yếu, thiếu về số lƣợng, yếu về chuyên môn. Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc thì việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản cả về chất lƣợng và số lƣợng là hết sức cần thiết bên cạnh đó cũng cần tăng cƣờng đầu tƣ, trang bị các công cụ hỗ trợ, các phƣơng tiện khoa học kỹ thuật trợ giúp cho quá trình quản lý.
Để thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang theo hƣớng phát triển kinh tế xanh cần xem xét kỹ thêm từng
35 khía cạnh để làm rõ những nội dung bên trên.
36
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian, nên đề tài chỉ tập tập trung nghiên cứu vào khai thác khoáng sản kim loại ở tỉnh Hà Giang. Bên cạnh việc thu thập các thông tin về tổng quan khai thác khoáng sản kim loại ở Hà Giang thông qua các báo cáo, thống kê... để có thêm các thông tin, số liệu thực tế hiện nay, sẽ thu thập thêm thông tin của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Hà Giang đây là các doanh nghiệp đƣợc cộng đồng dân cƣ, các cấp quản lý đánh giá là có quy mô đầu tƣ và chiến lƣợc sản xuất kinh doanh tƣơng đối bài bản, có nhiều ảnh hƣởng đến địa bàn.
Ngoài ra sẽ tiến hành thu thập thông tin ở chính quyền cấp huyện, cấp xã ở những nơi có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản, thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan nhƣ Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Sở Công thƣơng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh...
Các phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng: