4. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Yêu cầu đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản
Hiện nay, nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, quá trình đó tạo ra những tiền đề quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng cao, nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, tác động
21
mạnh đến sự phát triển của ngành khoáng sản. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, dƣới tác động mạnh mẽ của sự phát triển khoa học và công nghệ, xu thế hình thành các nền kinh tế tri thức đang trở thành hiện thực. Điều này đang mở cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành khoáng sản nói riêng những cơ hội tiếp thu tri thức, công nghệ và các nguồn lực khác từ bên ngoài để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành khoáng sản nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi nội lực để tiếp thu cơ hội từ bên ngoài còn hạn chế, nguy cơ tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới luôn hiện hữu...
Trong bối cảnh đó, để phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng...quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản cần tuân thủ một số yêu cầu chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực
Để phát huy mạnh mẽ các nguồn nội lực, cần đảm bảo quyền tham gia hoạt động khoáng sản cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện năng lực. Đồng thời, cần tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách rõ ràng thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả sản xuất hƣớng tới hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.
Thứ hai, đảm bảo xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý khoáng sản nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước, đồng thời phù hợp với nhu cầu hợp tác quốc tế về khoáng sản
Quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản cần phải xác định rõ và đầy đủ mọi hoạt động của các thành phần tham gia trong lĩnh vực khoáng sản để không bỏ sót các lĩnh vực và đối tƣợng cần quản lý. Bảo vệ quyền và lợi ích của các
22
thành phần tham gia hoạt động khoáng sản chính là bảo vệ môi trƣờng đầu tƣ, bảo vệ quyền lãnh thổ và thể diện của quốc gia. Bên cạnh đó, cần có những yêu cầu và quy định đối với các thành phần tham gia hoạt động khoáng sản, xác định rõ nhiệm vụ mà họ phải thực hiện khi tham gia. Vì vậy, thể chế quản lý về khoáng sản phải điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia hoạt động khoáng sản trong tất cả các khâu từ thăm dò, khai thác đến tiêu thụ, sử dụng, xuất nhập khẩu...Do vậy, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản phải hết sức đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máy móc; trong hợp tác quản lý các hoạt động khoáng sản quốc tế, thể chế quản lý phải thể hiện yêu cầu quản lý trong nƣớc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế về khoáng sản.
Thứ ba, công tác quy hoạch và cấp phép hoạt động khoáng sản phải đảm bảo yếu tố sử dụng tài nguyên tiết kiệm có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, ổn định xã hội.
Hiện nay, nhu cầu tham gia hoạt động khoáng sản của các thành phần ngày một tăng cao, mỗi thành phần có điều kiện năng lực và kinh nghiệm khác nhau dẫn đến sự đầu tƣ cho công thác khai thác khoáng sản của từng đơn vị cũng khác nhau, có đơn vị đầu tƣ chuyên nghiệp, bài bản, áp dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nƣớc và có trách nhiệm với cộng đồng nhƣng cũng có những đơn vị vì mục tiêu lợi nhuận trƣớc mắt đã không quan tâm đến đầu tƣ công nghệ, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà Nƣớc cũng nhƣ thoái thác trách nhiệm với cộng đồng dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên và phá hủy môi trƣờng, thất thoát nguồn thu của ngân sách, gây bức xúc trong cộng đồng. Do đó vai trò của quy hoạch các điểm khoáng sản, khu vực khoáng cũng nhƣ việc thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản hết sức quan trọng, mục tiêu phải hƣớng tới hiệu quả nhiều mặt, không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo tính lâu dài, hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo về môi
23 trƣờng và ổn định xã hội.
Thứ tư, đảm bảo sự phối hợp liên ngành trong quản lý Khoáng sản gắn với việc thực hiện có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại
Các hoạt động khoáng sản đa dạng, mang tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia nên công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản có tính liên ngành. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản trong hoạt động của mình cũng thể hiện tính liên ngành rõ rệt. Ngoài cơ quan đảm nhiệm trực tiếp chức năng quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản, còn có những bộ phận của các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng quản lý khoáng sản. Những hoạt động quản lý khoáng sản của tất cả các cơ quan này phải chịu sự điều phối, chỉ đạo tập trung của một đầu mối.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các hoạt động khoáng sản của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với các nƣớc và các tổ chức quốc tế về khoáng sản. Vì vậy, hoạt động khoáng sản đảm bảo theo đúng định hƣớng cần thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại.