Quan điểm phát triển công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 82)

4. Kết cấu của luận văn

4.1. Quan điểm phát triển công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Giang

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đƣợc tỉnh Hà Giang xác định là một trong 4 trụ cột trong chiến lƣợc phát triển kinh tế giải đoạn 2011-015. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp then chốt này có nhiều ý nghĩa với chất lƣợng phát triển kinh tế Hà Giang.

Trong Phƣơng án hiện đại hóa công nghệ công nghiệp khoáng sản đến năm 2015 và tầm nhìn 2025 đƣợc UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tháng 9/2012 đã xác định trình độ công nghệ là giải pháp đột phá tạo năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp khoáng sản. Theo đó, khai thác khoáng sản phải gắn chặt với chế biến sâu để tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh với sản lƣợng lớn, giá thành cạnh tranh trên thị trƣờng. Để cụ thể hóa mục tiêu này, Hà Giang chủ trƣơng lựa chọn nhà đầu tƣ có tiềm lực mạnh, quyết tâm cao để tạo đột phá về đầu tƣ công nghệ hiện đại.

Phát triển khoáng sản của tỉnh Hà Giang không nằm ngoài định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; do đó định hƣớng phát triển khoáng sản phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có nhƣ vậy thì phát triển khoáng sản mới đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh. Việc đƣa ra các chỉ tiêu dự báo phát triển khoáng sản đến năm 2025 nhằm mục đích đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và để ngành khoáng sản thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Hà Giang.

Hiện đại hóa công nghiệp khai khoáng nếu đƣợc thực hiện thành công sẽ chính là việc thực hiện phát triển kinh tế xanh trong công nghiệp khai

75

khoáng của tỉnh Hà Giang, điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghiệp khai khoáng, góp phần đảm bảo về môi trƣờng đồng thời tạo ra sự công bằng trong xã hội.

Để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, với chiến lƣợc phát triển Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang và để ngành khoáng sản Hà Giang thực sự trở thành một trong 4 trụ cột của tỉnh, quan điểm phát triển ngành khoáng sản cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Khai thác khoáng sản đối với Hà Giang đang là thế mạnh của tỉnh nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, cần quản lý hài hòa các mục tiêu. Vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo môi trƣờng, vừa đảm bảo công bằng xã hội, ổn định an ninh chính trị và chủ quyền lãnh thổ.

- Khoáng sản của Hà Giang phong phú về chủng loại nhƣng phân tán nhỏ lẻ không tập trung, cần dừng hoặc tạm dừng khai thác các điểm khoáng sản có trữ lƣợng thấp để giảm bớt tác động đến môi trƣờng.

- Hiện đại hóa là xu thế tất yếu cho sự tồn tại và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, và Hà Giang cũng phải thực hiện. Điều đó sẽ giảm thiểu đƣợc sự tổn thất, lãng phí tài nguyên, đem lại hiệu quả cao cũng nhƣ đảm bảo về môi trƣờng.

- Hợp tác và phát triển sẽ đem lại thành công, điều đó đã đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực khai khoáng sản sẽ là hƣớng đi giúp cho các doanh nghiệp khoáng sản có thể tạo dựng thế chủ động, ít bị thị trƣờng bên ngoài chi phối.

76

để giảm bớt thiệt thòi thì ngƣời dân ở vùng có khoáng sản đƣợc khai thác phải đƣợc hƣởng các chính sách đặc thù, các chƣơng trình đầu tƣ, hỗ trợ nhiều hơn ngƣời dân ở nơi khác (so sánh ở mức tƣơng đối) để bù đắp một phần những gì ngƣời dân đã đang và sẽ phải gánh chịu.

- Quản lý khoáng sản vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của các cấp, ngành, cộng đồng, ngƣời dân. Phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi ngƣời dân đƣợc tham gia vào quá trình quản lý, các cấp các ngành cần phải vào cuộc tích cực.

- Khai thác khoáng sản là hoạt động có điều kiện, không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia, chỉ có những ngƣời thật sự đủ năng lực mới xứng đáng đƣợc đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh hà giang theo hướng phát triển kinh tế xanh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)