Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong máu gà

Một phần của tài liệu sản xuất kháng thể kháng virus viêm gan vịt từ chủng virus phân lập được trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 49)

Bảng 4.4 Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 104ELD50 qua mỗi tuần sau khi tiêm

Hiệu giá kháng thể trong máu gà qua các tuần (xlog2) Nghiệm thức 0 1 2 3 4 5 6 7 8 A 0,50 8,67 7,33 7,00 7,33 7,67 8,00 6,67 5,33 B 0,67 6,67 6,67 6,33 7,67 8,00 7,67 7,67 6,67 C 0,33 5,67 5,33 5,67 7,00 6,67 6,67 6,00 5,67 Đc 0,33 0,33 0,50 0,33 0,33 0,50 0,67 0,67 0,50

A: Nghiệm thức gây miễn dịch 1 lần.

B: Ngiệm thức gây miễn dịch 2 lần.

C: Nghiệm thức gây miễn dịch 3 lần. Đc: Nghiệm thức đối chứng. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Tuan H ie u g ia ( x lo g 2 ) A B C ĐC

Hình 4.6 Kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 104ELD50

Qua bảng 4.4 cho thấy trước khi gây miễn dịch, hiệu giá kháng thể ở cả ba nghiệm thức điều thấp hơn giá trị 1,00log2 và bắt đầu có kháng thể cao trong máu sau 1 tuần khi kết thúc gây miễn dịch cho gà và kháng thể trong máu gà ổn định kéo dài liên tục trong 5 tuần ở nghiệm thức A, cao nhất ở tuần 1 (8,67log2) và giảm mạnh từ tuần thứ 6 trở đi, thấp nhất ở tuần thứ 8 (5,33log2). Đối với các nghiệm thức B, C, kháng thể trong máu gà xuất hiện sau khi gây miễn dịch một tuần với giá trị lần lượt 6,67log2 và 5,67log2, ổn định trong 2 tuần tiếp theo và tiếp tục tăng cao (cao nhất là 8,00log2 ở tuần 5 của nghiệm thức B và 7,00log2 ở tuần 4 của nghiệm thức C) rồi giữ ổn định ở các tuần thứ 4, 5, 6 và bắt đầu có dấu hiệu giảm hiệu giá kháng thể trong máu gà kể từ tuần thứ 7 trở về sau. Quá trình sụt giảm hiệu giá kháng thể trong máu gà ở 2 nghiệm thức B, C xảy ra không nhanh chóng như ở nghiệm thức A, tuy nhiên nhìn chung giá trị hiệu giá kháng thể trong máu gà ở cả 2 nghiệm thức này vẫn thấp hơn so với nghiệm thức A, nhưng sự khác biệt về hiệu giá kháng thể trong máu giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê qua các tuần khảo sát.

Điều này được giải thích là do việc gây miễn dịch nhắc lại nhiều lần sẽ giúp cho việc tạo ra kháng thể trong máu sẽ kéo dài hơn so với viêc gây miễn dịch một lần vì tạo ra được miễn dịch thứ cấp do các tế bào nhớ gồm Lympho bào T “nhớ” và Lympho bào B “nhớ” sẽ làm cho thời gian tiềm tàng của kháng nguyên ngắn hơn và khả năng ghi nhớ kháng nguyên này kéo dài hơn, tuy nhiên do việc lặp lại các lần tiêm kháng nguyên khá gần nhau (7 ngày) nên lượng kháng thể vừa được tạo ra trong lần gây miễn dịch trước đã bị trung hoà bởi lượng kháng nguyên vừa được đưa vào, chính vì thế mà ở nghiệm thức B có hiệu giá kháng thể thấp hơn nghiệm thức C và 2 nghiệm thức này có hiệu

giá kháng thể trong máu thấp hơn nghiệm thức A, nhưng hiệu giá kháng thể kéo dài hơn.

Bảng 4.5 Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 106ELD50 qua mỗi tuần sau khi tiêm

A: Nghiệm thức gây miễn dịch 1 lần.

B: Ngiệm thức gây miễn dịch 2 lần.

C: Nghiệm thức gây miễn dịch 3 lần. Đc: Nghiệm thức đối chứng. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Tuan H ie u g ia ( x lo g 2 ) A B C ĐC

Hình 4.7 Kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 106ELD50

Qua bảng 4.5 cho thấy khi gây miễn dịch cho gà ở cả 3 nghiệm thức thí nghiệm thì hiệu giá kháng thể trong máu tăng nhanh ở tuần thứ 1 và dao động không đáng kể liên tục cho đến tuần thứ 5 với giá trị hiệu giá kháng thể cao nhất là 7,33log2 rồi bắt đầu có dấu hiệu giảm liên tục trong các tuần tiếp theo ở nghiệm thức B, thấp nhất ở tuần thứ 8 với giá trị 5,33log2, trong khi đó ở nghiệm thức A và C hiệu giá kháng trong máu lại kéo dài hơn nghiệm thức B thêm 1 tuần rồi mới xuất hiện dấu hiệu sụt giảm hiệu giá. Hiệu giá kháng thể cao nhất ở nghiệm thức A là 7,00log2 xuất hiện ở tuần 2 và thấp nhất là 4,00log2 ở tuần 8 sau khi gây miễn dịch, ở nghiệm thức C có giá trị hiệu giá kháng thể trong máu cao nhất là 7,00log2 xuất hiện ổn định trong 2 tuần liên tục là tuần 5 và 6, thấp nhất ở tuần 8 với giá trị 5,00log2. Tuy nhiên kết quả

Hiệu giá kháng thể trong máu gà qua các tuần (xlog2) Nghiệm thức 0 1 2 3 4 5 6 7 8 A 0,33 6,67 7,00 6,33 6,33 6,00 6,00 5,33 4,00 B 0,67 7,00 7,33 6,67 7,00 7,33 6,33 6,00 5,33 C 0,33 6,33 6,00 6,67 6,33 7,00 7,00 5,67 5,00 Đc 0,33 0,33 0,50 0,33 0,33 0,50 0,67 0,67 0,50

phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong kết quả hiệu giá kháng thể trong máu của 3 nghiệm thức thí nghiệm.

Việc kháng thể tăng cao sau tuần thứ 1 và dao động không lớn đến tuần 6 chủ yếu do ảnh hưởng bởi tình trạng sức khoẻ không ổn định của nghiệm thức gà thí nghiệm tác động đến sự đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu chống virus viêm gan vịt, bên cạnh đó thao tác trong các bước tiến hành thí nghiệm trung hoà xác định hiệu giá kháng thể chưa thành thạo cũng ảnh hưởng không ít đến kết quả, nhưng nhìn chung sự hình thành kháng thể trong máu gà ở cả 3 nghiệm thức thí nghiệm vẫn tuân theo quy luật đáp ứng miễn dịch khi được tiêm kháng nguyên.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 108 ELD50 qua mỗi tuần sau khi tiêm

Hiệu giá kháng thể trong máu gà qua các tuần (xlog2) Nghiệm thức 0 1 2 3 4 5 6 7 8 A 0,33 6,67 6,33 7,33 8,00 8,00 8,00 6,33 5,00 B 0,33 7,00 7,00 7,00 6,67 6,67 6,00 6,33 5,33 C 0,67 7,67 7,00 7,33 6,67 6,33 6,33 5,67 5,00 Đc 0,33 0,33 0,50 0,33 0,33 0,50 0,67 0,67 0,50

A: Nghiệm thức gây miễn dịch 1 lần.

B: Nghiệm thức gây miễn dịch 2 lần.

C: Nghiệm thức gây miễn dịch 3 lần. Đc: Nghiệm thức đối chứng. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 T0 T 1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Tuan H ie u g ia ( x lo g 2 ) A B C ĐC

Hình 4.8 kháng thể trong máu gà sau khi gây miễn dịch với liều 108ELD50

Qua bảng 4.6 cho thấy khi tiêm kháng nguyên là virus viêm gan vịt ở liều 108ELD50 thì sự đáp ứng miễn dịch ở các nghiệm thức nhìn chung vẫn tuân theo quy luật của miễn dịch học. Trước khi gây miễn dịch, hiệu giá kháng

thể ở các nghiệm thức thí nghiệm điều nhỏ hơn 1,00log2 và sau khi gây miễn dịch 1 tuần thì hiệu giá kháng thể ở 3 nghiệm thức tăng nhanh. Trong đó ở nghiệm thức A hiệu giá kháng thể tăng nhanh trong tuần đầu, kéo dài đến tuần 2 và sau đó tiếp tục tăng liên tục trong 2 tuần 3, 4 và giữ ổn định ở hiệu giá cao nhất 8,00log2 trong 2 tuần 5, 6 rồi giảm nhanh trong các tuần tiếp theo với giá trị hiệu giá thấp nhất là 5,00log2. Trong khi đó ở 2 nghiệm thức B và C hiệu giá kháng thể biến động qua các tuần gần tương tự nhau, hiệu giá kháng thể tăng nhanh trong tuần đầu với giá trị cao nhất ở nghiệm thức B là 7,00log2, ở nghiệm thức C là 7,67log2 và tương đối ổn định trong các tuần 2, 3 rồi giảm nhẹ qua các tuần 4,5,6,7,8 đạt giá trị hiệu giá thấp nhất là 5,33log2 ở nghiệm thức B và 5,00log2 ở nghiệm thức C tại tuần thứ 8. Giá trị hiệu giá kháng thể trong máu gà giữa các nghiệm thức nhìn chung điều cao >4,00log2, nhưng hiệu giá cao nhất thuộc về nghiệm thức A, tuy nhiên sự khác biệt về hiệu giá kháng thể trong máu giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả thu được của 3 thí nghiệm gây miễn dịch đặc hiệu cho gà bằng virus viêm gan vịt với các liều lần lượt 104, 106, 108ELD50. Chúng tôi có nhận xét như sau:

Cả 3 thí nghiệm, gà điều cho đáp ứng miễn dịch cao, miễn dịch đặc hiệu trong máu gà xuất hiện nhanh chỉ sau khi tiêm kháng nguyên một tuần, và miễn dịch này tăng dần, đạt mức cao, kéo dài trong 4-6 tuần, sau đó giảm dần. Với những nghiệm thức thí nghiệm tiêm kháng nguyên nhắc lại nhiều lần thì hiệu giá kháng thể trong máu gà giảm chậm, kéo dài trong nhiều tuần hơn các nghiệm thức tiêm kháng nguyên một lần. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Nguyễn Quang Tuyên (2003), kháng thể không sản sinh ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, mà kháng thể chỉ xuất hiện sau 6- 7 ngày, rồi tăng dần và đạt mức tối đa sau 2-3 tuần và sau đó từ từ giảm và biến mất sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.

So sánh hiệu giá kháng thể giữa các thí nghiệm với từng liều virus khác nhau, ta thấy ở thí nghiệm gây miễn dịch cho gà với liều virus viêm gan vịt là 104ELD50 cho hiệu giá kháng thể trong các nghiệm thức thí nghiêm điều cao và ổn định trong khoảng từ 7,00log2-8,00log2, kết quả này ngang bằng với hiệu giá kháng thể trong các nghiệm thức thí nghiệm ở thí nghiệm gây miễn dịch cho gà với liều 108ELD50 và cao hơn hiệu giá trong các nghiệm thức thí nghiệm tiêm với liều 106ELD50. Vì thế ta có thể kết luận việc sử dụng virus viêm gan vịt với liều 104ELD50 để gây miễn dịch trên gà sẽ cho hiệu quả tối ưu về khả năng kích thích sinh đáp ứng miễn dịch trên gà và hiệu quả kinh tế hơn so với gây miễn dịch bằng liều 108ELD50.

4.4 Sự truyền kháng thể trong máu vào trứng gà sau khi gây miễn dịch với liều 104ELD50

Một phần của tài liệu sản xuất kháng thể kháng virus viêm gan vịt từ chủng virus phân lập được trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)