Với mong muốn mẫu nghiên cứu đảm bảo tính tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu là những khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng MHB - Chi Nhánh Vĩnh Long, mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp định mức dựa theo tiêu chí số lượng khách hàng ở các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Về kích thước của mẫu nghiên cứu, tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và qui luật phân phối của tập các lựa chọn của người được phỏng vấn. Chẳng hạn:
- Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1991) thì kích cở mẫu (n) phải thỏa công thức: n≥8k+50 (với k là số biến độc lập của mô hình, trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer (1985): n ≥ 104 + m (với m là số lượng
biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5.
- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), Hair và ctg (1998) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Gorsuch (1983) cho rằng nên cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, theo quy tắc kinh nghiệm, mẫu càng lớn càng tốt.
Trong nghiên cứu này thang đo trên gồm 6 biến độc lập thì số mẫu dự kiến theo công thức Tabachnick và Fidell (1991) là n ≥ 98 mẫu, theo Harris RJ. Aprimer (1985) n ≥ 111 mẫu; theo Hair và ctg (1998) n ≥ 135. Để tăng tính đại diện của mẫu nghiên cứu sau khi loại bỏ các bảng câu hỏi thiếu nhiều thông tin hoặc chất lượng thấp, tác giả dự kiến kích thước mẫu của nghiên cứu này là 405 (135 x3).