Nghiên cứu tình huống sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Sà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51)

Gòn - Hà Ni và Ngân hàng thương mi c phn Nhà Hà Ni

Quá trình sáp nhp :

Ngày 28/8/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội chính thức sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Với HBB, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của HBB trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng). Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập HBB sẽ có tổng tài sản gần 120.000 tỷđồng (tương đương với quy mô của các ngân hàng trong khối G14) và tổng vốn điều lệ sẽ gần 9.000 tỷđồng, tổng số nhân viên sẽđạt gần 5.000 người, bằng nhân viên của hai ngân hàng cũ gộp lại. SHB sẽ tiếp quản khoảng 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của HBB. Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của HBB trước đây chỉ hơn 4%).

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, SHB lãi 1.000 tỷ đồng trong quý IV giúp giảm số lỗ cả năm xuống còn 95 tỷđồng. Nếu tính cả khoản lợi nhuận còn để lại của năm trước (122 tỷđồng), nhà băng này vẫn lãi lũy kế 27 tỷđồng. Năm 2011, khi chưa sáp nhập với HBB, SHB lãi sau thuế hơn 1.000 tỷđồng. So với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước khi trừ chi phí dự phòng rủi ro) của SHB giảm 59% khi chỉ đạt 460 tỷđồng. Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của SHB đảo chiều so với năm 2011 là do chi phí hoạt động của năm 2012 lên tới 2.309 tỷđồng (gấp 2 lần của năm 2011), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 5 lần. Dư nợ

cho vay đến hết ngày 31/12/2012 đạt gần 55.562 tỷ đồng, tăng trưởng tới 95%. Tuy nhiên, SHB phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tới 1.251 tỷ đồng. Lượng tiền gửi của khách hàng tính đến cuối năm 2012 của SHB đạt 77.598 tỷđồng, tăng tới 120% so với năm 2011. Sau khi sáp nhập HBB, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu. Theo báo cáo tài chính của SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng (tương đương 8,5% tổng dư nợ).

Hiu qu sau giao dch M&A

V quy mô : một năm sau sáp nhập (28/08/2012 - 28/08/2013), SHB

đã có bước phát triển vượt bậc để trở thành một trong những ngân hàng TMCP quy mô lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đến 30/06/2013, tổng tài sản của SHB đạt 104.524 tỷđồng; tổng nguồn vốn huy động đạt 92.632 tỷ đồng, trong đó vốn huy động thị trường 1 đạt 79.479 tỷđồng, dư nợ cho vay cá nhân và các tổ chức kinh tế đạt 58.478 tỷ đồng – tăng 2,7% so với cuối năm 2012, lợi nhuận trước thuế là hơn 400 tỷđồng.

Sau sáp nhập, thương hiệu SHB lan tỏa rộng khắp, mạng lưới kinh doanh hợp lý giúp ngân hàng phát triển mạnh thị trường. Tính đến thời điểm 30/06/2013, SHB có 329 điểm giao dịch tại 27 tỉnh thành trong cả nước và chi

nhánh tại Lào, Campuchia. Hai chi nhánh tại Lào và Campuchia đều kinh doanh có lãi, mở rộng đối tượng khách hàng tại nước sở tại bên cạnh các khách hàng truyền thống là các công ty thuộc Tập đoàn cao su hoặc một số

doanh nghiệp lớn của Việt Nam đầu tư tại đây.

Với sự hiện diện tại tất cả các vùng kinh tế trọng điểm, SHB đã tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng thị phần khách hàng cá nhân. Đến cuối tháng 8/2013, SHB đã có gần 2 triệu tài khoản khách hàng cá nhân và doanh nghiệp giao dịch. Riêng về

nguồn vốn tiết kiệm huy động trong dân cư, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4,1% (tăng 1.926 tỷđồng) so với thời điểm cuối năm 2012.

Sau sáp nhập, 19 chi nhánh và 50 phòng giao dịch của HBB đã được sáp nhập vào SHB. Tại thời điểm sáp nhập, một số chi nhánh, phòng giao dịch phải tạm ngưng hoạt động do tập trung xử lý một số tồn tại. Ngay sau sáp nhập, hoạt động của các đơn vị này đã được SHB rà soát, đánh giá, khắc phục điểm yếu và có cơ chế thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, SHB đã tổ

chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng quy trình, nghiệp vụ cho cán bộ HBB chuyển sang. Lao động từ HBB chuyển sang SHB đã hòa nhập vào văn hóa của SHB. Về mặt tổ chức, SHB đã tái cơ cấu, sắp xếp các phòng ban một cách hợp lý, ổn định tâm lý và giúp người lao động yên tâm trong môi trường làm việc mới, dồn tâm huyết vào hoạt động ngân hàng.

Trong những tháng cuối năm, SHB nỗ lực hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của năm 2013, đảm bảo lợi nhuận chi trả cổ tức 8%.

Trên cơ sở tiềm lực tài chính mạnh sau sáp nhập, SHB đã tham gia tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, điển hình là việc tài trợ trên 4.100 tỷđồng cho hai dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua Thừa Thiên Huế

và Khánh Hòa.

Vướng mắc lớn nhất ban đầu là tìm tiếng nói đồng thuận giữa cổ đông của hai ngân hàng. Bên cạnh đó, do chưa có tiền lệ sáp nhập hai ngân hàng

niêm yết tại Việt Nam, nên SHB có một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện các thủ tục nhận sáp nhập theo quy định pháp luật.

Tiếp đó, việc rà soát, xử lý những vấn đề tồn tại sau khi nhận sáp nhập như sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người lao động; đào tạo nhân sự phù hợp với quy trình quy định hiện hành của SHB cho đội ngũ cán bộ nhân viên sau khi nhận sáp nhập; tích hợp hệ thống công nghệ; hòa nhập văn hóa của người lao động khi nhận sáp nhập … cũng là những khó khăn không thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2013, SHB đã giải quyết được tất cả

những vấn đề này, và cả hệ thống SHB đang hoạt động vững mạnh và an toàn. Về thuận lợi thì trong quá trình nhận sáp nhập HBB, SHB có sựủng hộ

của Chính phủ, sự chỉđạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, các bộ ban ngành liên quan và sựđồng thuận của cổđông hai ngân hàng. Đó là những điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để việc sáp nhập thành công.

X lý n xu :

Sau sáp nhập, SHB vẫn nặng gánh nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tại SHB năm 2013 đã giảm còn 4,06% so với mức 8,8% của năm 2012. Con số này đạt

được, theo Công ty chứng khoán Vietcombank VCBS, là nhờ đóng góp của ba yếu tố chính: việc bán nợ cho VAMC, xử lý nợ Vinashin và do cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012.

Vào thời điểm cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB đã giảm 2,4% so với mức 9,04%/tổng dư nợ vào thời điểm 30/06/2012. Theo SHB, sở dĩ nợ

xấu tăng là do một số khoản vay đồng tài trợ của HBB trước kia với các TCTD khác đến nay đã quá hạn, do vậy SHB chuyển nhóm nợ xấu theo đúng quy định trên cơ sở của ngân hàng đầu mối. Một số khoản nợ từ Vinashin chuyển sang nhóm nợ xấu theo đúng quy định phân loại nợ của NHNN.

Các doanh nghiệp có nợ xấu (nhóm 4 và nhóm 5 : phần lớn chuyển từ

bảo là nhà xưởng, bất động sản, máy móc, thiết bị. Các khoản nợ xấu này đều xuất phát từ khó khăn về tài chính, năng lực quản trị, điều hành yếu kém, khó khăn thị trường đầu ra, … Đối với các khoản nợ từ Tập đoàn Vinashin và các công ty trực thuộc, SHB đã xử lý theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Phần lớn các khoản nợ nhóm 4, nhóm 5 của SHB đều có tài sản đảm bảo và SHB đang quyết liệt xử lý bằng các biện pháp thích hợp nhằm thu được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, tính đến 31/07/2013 SHB đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của NHNN với số tiền trích lập hơn 2.100 tỷđồng.

Bằng các giải pháp quyết liệt như tái cấu trúc doanh nghiệp, xử lý tài sản đảm bảo, xem xét miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp cho khách hàng, … SHB đã thu hồi được 2.926 tỷ đồng nợ xấu trong sáu tháng đầu năm 2013.

SHB đã có kế hoạch bán một phần nợ xấu trị giá hơn 1.000 tỷđồng cho VAMC trong sáu tháng cuối năm, đồng thời sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng bên cạnh các giải pháp xử lý thu hồi nợ quyết liệt nêu trên. SHB tin vào mục tiêu đặt ra là đẩy tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 5% vào cuối năm 2013. SHB bán nợ xấu cho VAMC sẽ nhận được trái phiếu đặc biệt nhưng SHB vẫn phải phân bổ trích lập dự phòng 5 năm, mỗi năm 20%. Phần trái phiếu đặc biệt này SHB sẽ sử dụng vay tái cấp vốn tại NHNN khi SHB có nhu cầu sử

dụng vốn, điều này tạo điều kiện cho các TCTD nói chung và SHB nói riêng có nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động cho vay ra thị trường cũng nâng cao chất lượng tín dụng.

Nếu ở một số ngân hàng, việc M&A diễn ra bằng sự thâm nhập hoạt

động quản trị ngân hàng của nhóm cổ đông mới, thông qua việc trực tiếp và gián tiếp gia tăng sở hữu cổ phần, ... thì ngược lại trường hợp SHB và HBB lại là việc tự nguyện chấp nhận của hầu hết cổ đông cả hai bên. Điều này thể

của SHB là 99,4%. Chính bởi sự tự nguyện, nên ngay sau khi HBB trở thành “người một nhà”, hoạt động của SHB đã lập tức vận hành ổn định.

Để thực hiện việc sáp nhập, SHB đã phát hành thêm cổ phiếu để hoán

đổi số cổ phiếu của HBB. Đây là giải pháp tối ưu cho tất cả các bên liên quan bởi SHB tăng được quy mô hoạt động (vốn, tổng tài sản, mạng lưới, nhân sự, ...) mà không phải mất thêm chi phí quá lớn (bằng cách phát hành thêm cổ

phiếu) còn HBB có được đối tác xử lý các tồn tại tài chính vượt quá sức của mình. Về phía NHNN và Chính phủ, do đây là hai trường hợp sáp nhập tự

nguyện nên Nhà nước không phải chi phí tài chính để tái cấu trúc các ngân hàng. Do đó, các cơ quan này chỉ còn thực thi trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện giao dịch sáp nhập đúng các quy định pháp luật.

Điều thu hút sự chú ý của dư luận đối với thương vụ M&A giữa HBB và SHB là tính công khai minh bạch. Nếu phần lớn các giao dịch M&A được diễn ra trong “bí mật”, thì diễn biến sáp nhập HBB vào SHB lại được công khai đến từng chi tiết. Do cả hai ngân hàng đều đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, mọi hoạt động đều phải công bố minh bạch, những hoạt động lớn liên quan đến hoạt động ngân hàng như mua bán, sáp nhập.

Việc sáp nhập chủ động từ cả hai ngân hàng trong trường hợp này đã giúp thương vụ SHB-HBB tránh được sự xung đột mà nhiều giao dịch M&A thường gặp phải. HBB sáp nhập vào SHB là một thương vụ của lý trí. Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước hạn chế các ngân hàng thương mại mở chi nhánh mới, việc nhận sáp nhập HBB sẽ giúp SHB có ngay hệ thống các chi nhánh để hình thành mạng lưới kinh doanh rộng hơn. Vốn điều lệ, tổng tài sản, nguồn nhân lực đã tăng lên đáng kể sau thương vụ này. Mặt khác, dưới góc độ thương hiệu, thương vụ này đã nâng thương hiệu SHB lên một vị thế

khác, cao hơn, quy mô và chuyên nghiệp hơn.

Tại thời điểm sáp nhập SHB lọt vào danh sách 8 NHTM cổ phần (không bao gồm các NHTM cổ phần có vốn Nhà nước chi phối) có tổng tài

sản lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại, với số vốn hơn 8.860 tỷ đồng. Doanh số huy động của SHB đạt 112.487 tỷđồng; SHB có 242 đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống với hơn 4.500 cán bộ nhân viên. Theo số liệu của VSD, tại thời điểm hoán đổi cổ phiếu, SHB có trên 33 nghìn cổ đông, trở

thành một trong những công ty có mức độ đại chúng cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể nói, sau khi nhận sáp nhập thành công Habubank và tròn một năm sau sáp nhập, SHB đã thay đổi về mọi mặt. Trước hết là quy mô vốn

điều lệ, mạng lưới hoạt động kinh doanh và quy mô tổng tài sản tăng lên. Tuy nhiên, đấy chỉ là phép cộng đơn thuần.

Cái mà SHB được nhất sau sáp nhập là đã rút ngắn được thời gian phát triển kinh doanh đểđạt mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Để có được những điều đó, một ngân hàng thông thường có thể

phải mất đến 5 năm mới đạt được.

Đến thời điểm cuối năm 2013 có thể khẳng định nhận sáp nhập Ngân hàng là hướng đi đúng đắn của SHB. Với chi phí thấp, trong thời gian ngắn Ngân hàng đã phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Giai đoạn khó khăn nhất hậu sáp nhập đã đi qua, SHB tập trung khai thác các lợi thế sau sáp nhập, phát triển khách hàng, kinh doanh hiệu quả, nâng cao giá trị ngân hàng.

Đây cũng là minh chứng khẳng định chủ trương, chính sách của NHNN trong việc tái cấu trúc ngành ngân hàng Việt Nam đã thành công theo đúng đề án cơ

cấu ngành ngân hàng được Chính phủ phê duyệt.

M&A vốn là một hoạt động bình thường trên Thị trường chứng khoán, nhưng M&A là một hoạt động rất nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều chủ

thể, nên ở đó, cần hơn hết là sự công bằng của luật pháp, sự minh bạch và công khai của các đối tượng tham gia M&A theo đúng quy chuẩn của luật pháp.

Như vậy, sẽ không phải là quá sớm để nhận định việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là hướng đi đúng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nó không chỉ tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của dòng vốn mà còn tăng trách nhiệm của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, theo Cao Sĩ Kiêm (2013) thì : “Hầu hết các thương vụ sáp nhập, hợp nhất thời gian qua mới chỉ

là sự sáp nhập, hợp nhất về mặt cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về

mặt tài chính và quản trị”.

Hình 2.3 : H s li nhun sau thuế/tng doanh thu, t s li nhun trên

tài sn, t s li nhun trên vn ch s hu ngành ngân hàng theo Bng

xếp hng V1000 năm 2013.

Theo thống kê từ Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 - Bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report mới đây công bố, số Thuế thu nhập doanh nghiệp của riêng nhóm ngành ngân hàng đã nộp trong năm 2012 đạt trên 15.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 18% so với tổng số thuế của 1000 doanh nghiệp thuộc Bảng xếp hạng, tăng xấp xỉ 66% so với năm 2011 cho thấy một sự cải thiện

đáng kể về lợi nhuận trước thuế của các đại diện ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, nếu nhìn vào hệ số lợi nhuận sau thuế/tổng doanh thu cũng như các hệ số về khả năng sinh lời Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA, Tỷ

số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE thì phải chăng lợi nhuận của các ngân hàng đang có được chưa thực sự dựa trên năng lực, mà đơn thuần chỉ nhờ sự

“bành trướng” về quy mô và nguồn vốn.

Ẩn sau những “điểm sáng” trên là “sự biến mất” của các tổ chức tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51)