Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động sáp nhập ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)

trong quá trình tái cu trúc

Trong ngn hn:

Nếu việc sáp nhập các NHTM yếu kém là lựa chọn tốt thì việc xác định chính xác và xử lý nợ xấu được coi là ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp ngắn hạn để tái cấu trúc NH hiện nay, tiếp theo là tăng vốn tự có và cải thiện lòng tin của dân chúng đối với hệ thống NH, kếđến là giải pháp phân loại NH

để kiểm soát tín dụng. Rõ ràng, một trong những quan ngại lớn nhất của giới chuyên gia và lãnh đạo NH vẫn là việc xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu và xử

lý nợ xấu, để có thể bắt đúng bệnh và đưa ra liều thuốc chữa bệnh phù hợp. Tuy nhiên, việc tăng vốn tự có sẽ tạo ra một áp lực buộc các NH nhỏ

tìm mọi cách chỉđể đáp ứng yêu cầu về vốn tự có tối thiểu, trong khi năng lực quản trị điều hành của họ chưa kịp thay đổi với quy mô tổng tài sản tăng lên gấp 20 lần với mỗi đồng vốn tự có tăng lên (một NH tăng vốn tự có từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, có nghĩa là có khả năng tăng tổng tài sản lên 20.000 tỷ đồng). Điều này đã đặt các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng cổ

phần nông thôn và ngân hàng quy mô nhỏ, phải chạy đua với nhau để tăng quy mô vốn một cách rất gấp gáp trong khi năng lực quản trị cần có cho một ngân hàng quy mô lớn hơn nhiều đã không theo kịp. Vẫn bộ máy quản trị

ngân hàng cũ và những con người cũ nhưng quản trị một ngân hàng có quy mô lớn lại hoạt động trong môi trường cạnh tranh hơn. Hệ quả là khi nền kinh tế rơi vào bất ổn thì các yếu kém bắt đầu lộ ra mà hậu quả là những gì mà công cuộc tái cấu trúc cần phải giải quyết. Do vậy, thay vì quy định vốn tự có tối thiểu, cơ quan quản lý, giám sát NH có thể đưa ra quy định về hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu, và có cơ chế giám sát cụ thể vừa đảm bảo khả năng an toàn hoạt động cho NH, vừa tạo điều kiện để các NH chủđộng trong việc tăng hay giảm quy mô phù hợp với năng lực quản trị của mình.

Một trong những vấn đề chưa được đề cập đến trong đề án là nguồn lực, cả về tài chính và nhân lực, cả trên giác độ nhà nước, dân chúng, và chính bản thân các ngân hàng. Do vậy, các giải pháp đang được thực hiện, phần nhiều có thiên hướng hành chính, tận dụng ưu thế quản lý điều hành của NHNN để khuyến khích các NH lớn đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các NH yếu kém hoặc dùng nguồn lực của nhà nước, vốn đã khan hiếm để cứu các NH yếu kém.

Trong dài hn :

Về các biện pháp dài hạn, ưu tiên hàng đầu được dành cho giải pháp nhằm tăng cường năng lực thanh tra giám sát của NHNN và năng lực quản trị điều hành (corporate governance) của các NHTM, điều này hoàn toàn phù hợp với những yếu kém của hệ thống NHTM hiện nay.

Tuy nhiên, đối với giải pháp nâng cao năng lực thanh tra giám sát của NHNN lại liên quan đến việc tái cấu trúc/cải cách NHNN, mà trong bản đề án không được đề cập đến một cách cụ thể chi tiết. Bên cạnh đó, cũng cần cải thiện năng lực quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Một trong những lý do khiến rất nhiều NHTM gặp khó khăn về thanh khoản hay tín dụng, ngoài những nguyên nhân chủ quan, còn có nguyên nhân khách quan từ

sựđiều hành mang tính tình thế, chính sách đi sau thực tế của NHNN.

Mặc dù chưa có cơ sở để kết luận có mối quan hệ giữa năng lực quản trị điều hành với khả năng sinh lời của các NHTM nhưng chắc chắn tồn tại sự

chênh lệch trong năng lực quản trịđiều hành của các NHTM niêm yết với các NHTM chưa niêm yết. Như vậy, về dài hạn, việc nâng cao năng lực quản trị điều hành sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin trong hoạt động của hệ thống NHTM.

Một số giải pháp cần xem xét như : (i) xây dựng hệ thống pháp lý để

Bảo hiểm tiền gửi có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để xử lý các NH đổ vỡ

pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì chỉ khi nào pháp luật cho phép các NH phá sản, và Bảo hiểm tiền gửi đủ mạnh thì việc phá sản NH, xử lý các NH

đổ vỡ sẽ diễn ra theo quy luật thị trường. Hai nhóm giải pháp này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên, chưa được đề cập đến trong đề

án tái cấu trúc hiện nay.

Thêm vào đó, về dài hạn, cần thiết lập mạng an toàn tài chính quốc gia. Theo Fred Carns (2011) và Hiroyuki Obata (2011), mạng an toàn tài chính là hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giám sát, duy trì ổn định hệ thống tài chính, ngăn ngừa khủng hoảng tại các nước và các cơ chế, công cụ được các cơ quan thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trên. Theo thông lệ quốc tế, mạng an toàn tài chính của các nước thường bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan giám sát tài chính, tổ chức BHTG và một số cơ quan khác. Trong mạng an toàn tài chính, Bảo hiểm tiền gửi có chức năng đảm bảo duy trì niềm tin của người gửi tiền với vai trò giám sát, cảnh báo sớm, xử lý ngân hàng đổ vỡ góp phần đảm bảo an toàn hệ thống, qua đó đóng góp tích cực và chủ động vào việc ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng. Như vậy, tổ chức BHTG có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền (vi mô) và ổn

định hệ thống tài chính (vĩ mô). Có thể thấy, xu hướng trên thế giới hiện nay, vai trò của tổ chức BHTG đang tiếp tục được củng cố thông qua việc áp dụng hạn mức cao hơn, củng cố nguồn vốn, quỹ BHTG, chi trả nhanh hơn, và cơ

chế xử lý minh bạch trong đó có sự tham gia của tổ chức BHTG.

Như vậy, có thể nói trong Đề án, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi rất mờ

nhạt, không tỏ rõ được vai trò và trách nhiệm của BHTG khi xảy ra đổ vỡ

ngân hàng, bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Điều này hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế, khi khủng hoảng NH xảy ra, chính BHTG là tổ

chức đứng ra xử lý khủng hoảng và là cơ quan đầu mối tham gia thực hiện tái cấu trúc (kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc, Đài Loan). Do vậy, với nguồn lực tái cấu trúc không rõ ràng, với sự tham gia mờ nhạt của tổ chức

BHTG, có thể nói, sự thành công của quá trình tái cấu trúc hoàn toàn phụ

thuộc vào “tài tình” của NHNN, cơ quan duy nhất là đầu mối thưc hiện tái cấu trúc hệ thống NH ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)