mại cổ phần Đệ Nhất, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa
Quá trình hợp nhất :
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số
238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng : Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực
bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, Hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của BIDV, và cần tới sự hỗ trợ của NHNN thông qua khoản vay tái cấp vốn. Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng của BIDV cho ba nhà băng (tính đến tháng 12/2012) là trên 2.400 tỷ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỷđồng). Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷđồng, tổng tài sản là 150.000 tỉ đồng, và có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch. Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện BIDV ký với ba ngân hàng được hợp nhất, các bên tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực : quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế,… BIDV sẽ cấp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ
Nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và SCB hạn mức chung về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, ngân hàng hợp nhất sẽ kế thừa hạn mức đó nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền. Lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung xử lý nợ. Trong khoảng thời gian này, số tiền hỗ trợ từ
BIDV cho ba ngân hàng hợp nhất đều là tiền vay mượn dưới dạng thế chấp bằng tài sản đảm bảo.
SCB – được hình thành từ ba ngân hàng với tình hình tài chính bi đát, rình rập nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Tại thời điểm 01/01/2012, huy
động Thị trường 1 giảm mạnh do người gửi rút tiền hàng loạt, buộc SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ NHNN và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV. Các khoản nợ quá hạn Thị trường 1 của ngân hàng tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế, huy động Thị trường 2 đến hạn không chi trảđược cũng tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn. Đồng thời, kỳ
đối ngắn, trong khi kỳ hạn cho vay và đầu tư khá dài. Ngoài ra, trạng thái âm vàng lớn tạo áp lực thanh khoản cho ngân hàng.
Cũng tại thời điểm này, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động đều thấp hơn quy định. Cụ thể, ngân hàng không duy trì được đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 9%, tỷ lệ thanh khoản thấp hơn quy định, tỷ lệ
dư nợ cho vay của một hoặc nhóm khách hàng liên quan đến vốn tự có và tỷ
lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đều vượt quy định… cùng với nhiều rủi ro khác.
Theo NHNN, sau một năm tái cơ cấu, SCB đã được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế
của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường các đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Hiện tại, dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, SCB đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổng thể, bao gồm cả cơ cấu lại các khoản tiền vay/tiền gửi của các TCTD và tổ
chức tài chính nhận ủy thác của TCTD theo kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013-2014 và phương án cơ cấu lại nợ Thị trường 2 đã được NHNN phê duyệt.
Tuy nhiên chỉ sau một năm hoạt động, ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 149.000 tỷđồng, gấp 2 lần tổng tài sản ban đầu của SCB, vốn chủ
sở hữu cũng tăng lên hơn 11.000 tỷ, gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất.
Năm 2012 là một năm khó khăn không chỉ của nền kinh tế Việt Nam mà cả kinh tế toàn cầu, hoạt động ngân hàng vì thế cũng chịu ảnh hưởng chung, nhưng với một ngân hàng mới hợp nhất như SCB thì những khó khăn
này lại được nhân lên gấp bội, như việc ổn định thanh khoản, niềm tin của khách hàng, cơ cấu quản trị cho đến việc ổn định nhân sự, … Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cổ đông, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự
chia sẻ của các ngân hàng bạn và đối tác, SCB đã vượt qua thử thách khó khăn nhất của năm đầu tiên hợp nhất 2012, năm được xem là “bức tường lửa”
để SCB có thể tồn tại và hồi phục. Vượt qua năm 2012, SCB tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu trong năm 2013.
Hiện nay, SCB đã đàm phán đểđi đến thống nhất việc SCB có cổ đông nước ngoài tham gia vào quản trị, điều hành ngân hàng trong thời gian tới. Từ đây, SCB sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhằm tạo ra luồng vốn mới, góp phần cải thiện hoạt động của ngân hàng.
Ngày 19/03/2013, NHNN có công văn chấp thuận cho SCB tăng vốn
điều lệ từ 10.583 tỷđồng lên 13.583 tỷđồng theo kế hoạch tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 27/11/2012. Trước đó, vào ngày 21/02/2013, NHNN đã có công văn số 1072/NHNN-TTGSNH về việc chuyển nhượng cổ phần của cổđông SCB cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, kể từ
ngày 27/02/2013, cơ cấu cổ đông của SCB sẽ có thêm thành phần là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài. Việc tăng vốn điều lệ của SCB được thực hiện trong quý I/2013 đã cho thấy, cổ đông đặt niềm tin vào SCB và SCB đang trên đà phục hồi.
Hình 2.1 : Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tổng tài sản của SCB giai đoạn
2010-2013 (đơn vị : tỷđồng)
(Nguồn : Báo cáo tài chính SCB)
Hình 2.2 : Mức tăng so với năm trước của Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả,
tổng tài sản của SCB giai đoạn 2010-2013 (%)
Hiệu quả sau hợp nhất :
Dựa trên “Đề án hợp nhất và tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa”, ta có thể thấy : thời điểm hoàn thành và trình bày đề án này (tháng 12/2011) là ngay trước “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ). Cơ sở của việc hợp nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, NHNN về việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt một số các TCTD hiện hữu; tiên phong trong việc hợp nhất sẽ tạo
điều kiện cho ngân hàng tiếp cận chính sách khuyến khích và hỗ trợ từ
NHNN.
Như vậy, việc sáp nhập ba ngân hàng trên nằm trong lộ trình và là điển hình đầu tiên trong “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, và động cơ của các bên là hoàn toàn mang tính tự nguyện, dưới
định hướng của NHNN. Chính vì vậy, tính an toàn của thương vụ này đương nhiên được đặt lên hàng đầu và được đảm bảo đem lại hiệu quả cao, ít nhất là về mặt vĩ mô, nhằm mục đích ổn định hoạt động và chống đổ vỡ hệ thống tài chính – ngân hàng.
Dựa vào cấu trúc và cơ cấu tăng của vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, và tổng tài sản của SCB giai đoạn 2010-2013 ta có thể thấy : thời điểm năm 2011 - trước khi sáp nhập – thì ba chỉ số trên đều tăng mạnh so với năm 2010 (hơn hai lần) nhưng lại tăng “rất đồng đều” (mỗi chỉ sốđều tăng 140%). Như vậy, ta có thể
thấy rằng sức khỏe của SCB trước khi sáp nhập đã có vấn đề nghiêm trọng. Việc tăng trưởng quá nóng tương ứng với khoản nợ phải trả tăng cao dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản luôn rình rập. Đến cuối năm 2012 – sau sáp nhập một năm – thì chỉ tiêu nợ phải trả tăng hơn 3%, gánh trọn phần tăng của Tổng nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Và sau khi sáp nhập thì phần tăng về tài sản
và nguồn vốn phần lớn là của SCB, còn phần đóng góp của Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa lại chính là phần nợ phải trả tăng lên trong năm 2012.
Có hai vấn đềđặt ra trong thương vụ sáp nhập này, đó là : bài toán giải quyết nợ xấu và hiệu quảđem lại sau sáp nhập.
Sau hai năm tái cơ cấu, khối nợ xấu khổng lồ của SCB giảm kỷ lục từ
trên 7% xuống còn 1,63%, kèm theo đó là không ít hoài nghi về tốc độ giảm nợ xấu quá nhanh. Nợ xấu là vấn đề lớn và gai góc, không chỉ với SCB mà với rất nhiều TCTD khác, là nút thắt khiến dòng vốn tín dụng không thể đến
được với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Kết quả mà SCB đạt được sau hai năm tái cơ cấu là giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới ngưỡng an toàn 3%. Sau khi bán nợ xấu, SCB đã cùng VAMC đẩy mạnh việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và kể cả phát mãi tài sản đảm bảo, kể cả việc bán tiếp khoảng 1.000 tỷđồng nợ xấu cho VAMC. Rõ ràng quá trình xử lý nợ xấu của SCB diễn ra rất nhẹ
nhàng và hợp lý, khiến dư luận quan ngại liệu NHNN có đứng sau lưng SCB
để giải quyết khối lượng nợ khổng lồ, tạo gánh nặng lên hệ thống tài chính – ngân hàng và cả nền kinh tế.
Trong khi sự hoài nghi về khối nợ xấu của SCB giảm quá nhanh thì các chỉ tiêu kinh doanh của SCB đều giảm so với năm 2012. So với năm 2012, tổng tài sản của SCB tăng 21% nhưng phần tăng này chủ yếu đến từ huy động vốn, khi mà mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng thị giá chỉ 3.500-4000
đồng/cổ phiếu. Chính vì vậy phương án tăng vốn của SCB trong năm 2012 là không thành công theo kế hoạch. Vì vậy, việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn để tăng vốn cấp 2 không thành công khiến SCB phải tìm đến giải pháp bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thực hiện giải pháp này quá sớm, có thể gây thiệt hại cho các cổđông hiện hữu.
Việc SCB mời các nhà tư vấn nước ngoài chuyên nghiệp để giúp thực hiện tái cơ cấu một cách hiệu quả và nhanh chóng trong giai đoạn này cho
thấy một lỗ hổng lớn trong quá trình chuẩn bị sáp nhập. Ngân hàng đã xác
định rõ mục đích của mình trong chiến lược phát triển dài hạn, chuẩn bị kế
hoạch sáp nhập và mua lại một cách cẩn trọng, nhưng chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, nhất là các tổ chức uy tín, mang tầm quốc tế.
Bên cạnh đó, vai trò chỉ đạo của NHNN là mờ nhạt và không có hướng
đi chắc chắn cho SCB. Trước hết, việc tái cơ cấu toàn diện một TCTD phải
được thực hiện với một chiến lược rõ ràng ngay từ đầu, duy trì nhất quán trong suốt quá trình triển khai. Sự hợp tác chặt chẽ, sự tin tưởng và đồng hành của các chủ thể liên quan như cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước… là rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu. Do
đặc thù của ngành tài chính ngân hàng, tính ổn định của từng NHTM có ảnh hưởng tới an toàn của cả hệ thống. Vì vậy, cơ chế chính sách hiệu quả, linh hoạt, thông thoáng, bám sát thực tế thị trường tài chính Việt Nam của NHNN là điều kiện giúp các trường hợp tái cơ cấu đạt hiệu quả và thành công.
Việc hợp nhất thành công SCB đã chứng minh tính đúng đắn của chủ
trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống NHTM mà NHNN đã và đang triển khai. Xét riêng với 3 ngân hàng tiền thân của SCB, việc hợp nhất giúp mở rộng quy mô hoạt động và thị phần, nâng cao năng lực tài chính, tiết giảm chi phí, điều phối nguồn lực, từđó nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc hợp nhất và sau đó là triển khai các công việc của Đề án tái cơ cấu SCB 2012 - 2014 thành công là nhờ có sự hỗ
trợ từ NHNN, các đối tác trên thị trường liên ngân hàng, khách hàng và cổ đông của SCB. Môi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng Việt Nam trong thời gian SCB tái cơ cấu cũng có những điểm thuận lợi rất riêng, khi NHNN đưa ra một loạt chính sách, công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái cơ cấu ở các TCTD, nổi bật nhất là việc thành lập VAMC để mua nợ xấu từ
Về cơ bản, việc mua bán nợ xấu của VAMC giúp các ngân hàng giảm nhanh nợ xấu, có thời gian làm “sạch” bảng cân đối kế toán, lành mạnh hóa tình hình tài chính. Hơn nữa, thông qua việc tái cấp vốn các trái phiếu đặc biệt của VAMC, khi cần thiết, NHNN vẫn có thể bơm thanh khoản cho các NHTM.
Xử lý nợ xấu qua VAMC là cơ chế đặc thù của Việt Nam, có thể xem
đây là một sáng kiến rất đáng giá nằm trong gói giải pháp xử lý nợ xấu của NHNN. Hiện nay, cơ chế xử lý nợ xấu thông qua VAMC là một cơ chế sáng tạo để xử lý vấn đề nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng, xét trên tình hình thực tế của thị trường tài chính Việt Nam với những vấn đềđặc thù.