Những khó khăn, thách thức chính trong quá trình tái cấu trúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38)

Theo Joseph Stiglitz, Kinh tế trưởng World Bank, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ khó hơn rất nhiều tại các nước đang phát triển bởi một số lý do cơ bản: i) thiếu cơ sở luật pháp, khoa học và năng lực thể chế cho việc tái cấu trúc hệ thống (ví dụ như cơ chế xử lý tài sản); ii) tỷ lệ các ngân hàng ở trong tình trạng thiếu thanh khoản và có tài sản xấu chiếm tỷ trọng lớn trong hệ

thống ngân hàng, số lượng ngân hàng hoạt động hiệu quảđể có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các ngân hàng yếu kém; iii) hệ

thống ngân hàng có thể phức tạp hơn, bao gồm cả các ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân. Những ngân hàng nhà nước có thể hoạt động với một cơ

chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền. Những tuyên bố của Chính phủ về

việc không bảo đảm cho các ngân hàng tư nhân có thể tạo ra việc rút tiền khỏi những ngân hàng này, đặc biệt nếu Chính phủđóng cửa một số ngân hàng và gây ra sự nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ

thống.

Những khó khăn cản trở quá trình tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam là: dân chúng thiếu niềm tin, thiếu cơ sở pháp lý cho tái cấu trúc, việc không xác định chính xác nợ xấu và Chính phủ gặp khó khăn về tài chính cho tái cấu trúc. Điều này có thể lý giải vì sao, đề án tái cấu trúc đã đưa ra quan điểm không để xảy ra đổ vỡ NH và không rõ ràng trong việc xác định chi phí của việc tái cấu trúc.

Bên cạnh đó, tính quyết đoán, kịp thời, quyết liệt của các hành động, biện pháp tái cấu trúc cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công.

Trên thực tế, Dziobek, (1998) khi đánh giá về hiệu quả tái cấu trúc, tại Châu Á, Phillipines là quốc gia đạt được chuyến biến rõ rệt sau tái cấu trúc sau khi bắt đầu tái cấu trúc từ năm 1984 với chi phí tái cấu trúc là 4% GDP. Đây là quốc gia thực hiện tái cấu trúc chủ động. Hàn Quốc tái cấu trúc vào năm 1993

được đánh giá là đạt được chuyển biến ở mức độ vừa phải trong hệ thống ngân hàng. Nhật Bản là quốc gia có chuyển biến chậm, các biện pháp không mạnh, quyết đoán và tác động trên diện hẹp là một trong những yếu tố khiến cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng kéo dài.

Đề án tái cơ cấu TCTC đã đi vào thực hiện từ tháng 3/2012, nhưng khó khăn, thách thức cho quá trình tái cấu trúc hệ thống NH vẫn chưa được giải quyết khi: tỷ lệ nợ xấu vẫn còn là ẩn số với số liệu công bố của NHNN thấp hơn rất nhiều so với ước tính của các chuyên gia và tổ chức quốc tế, nguồn lực tài chính cho tái cấu trúc chưa được xác định, chưa xác định được mức độ

tin tưởng của dân chúng vào hệ thống NH.

Các yếu t khác nh hưởng đến quá trình tái cu trúc

Tại hội thảo “Chính sách tiền tệ 2012 và những tác động đến Thị

trường chứng khoán Việt Nam” do Công ty chứng khoán FPTS tổ chức, tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

ương cho rằng rủi ro hoạt động còn liên quan tới tình trạng sở hữu chéo cổ

phần (giữa các ngân hàng thương mại, các tập đoàn/tổng công ty có các hoạt

động liên quan tới hoạt động tài chính, bất động sản). Tình trạng này tạo ra các nhóm lợi ích có thể chi phối thị trường, gây khó tách bạch sở hữu, do vậy cản trở quá trình giám sát, tái cơ cấu ngân hàng. Chính tình trạng sở hữu chéo không kiểm soát được giữa các NH, giữa NH và DN đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích giữa các nhóm.

Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012) cũng cho rằng các hình thức sở hữu này mặc dù được thừa nhận là đa dạng bao gồm cả sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân nhưng trên thực tế không hẳn như

vậy. Bằng chứng là việc Chính phủ chỉ bán một lượng nhỏ cổ phần của các NHTM Nhà nước cho công chúng và do đó sẽ không làm thay đổi bản chất sở

hữu nhà nước trong các ngân hàng này. Tương tự, các ngân hàng cổ phần nhìn chung đa phần có quy mô nhỏ với số lượng cổ đông đại chúng hạn chế

mà trên thực tế là có cấu trúc sở hữu chéo và sở hữu gia đình. Chính sự chưa rõ ràng trong các quan hệ sở hữu mới là mầm mống của rủi ro đạo đức, các yếu kém và tai họa. Chính vì vậy, quan điểm đa dạng hóa về sở hữu không quan trọng bằng việc minh bạch hóa sở hữu và sở hữu thực chất.

Do vậy, cần có cơ chế công khai, minh bạch thông tin về cá nhân/nhóm sở hữu không chỉở các ngân hàng mà còn ở các doanh nghiệp, nhất là một số

tập đoàn. Bên cạnh đó, cần có chính sách có khả năng cưỡng chế thực thi thực sự đối với việc thực hiện các giới hạn đầu tư, góp vốn, cho vay đối với các bên liên quan. Đặc biệt, trong quá trình tái cấu trúc, một vấn đề cần được xem xét và giải quyết một cách thấu đáo là sở hữu chéo giữa NH và DN cũng như

giữa các NH để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tái cấu trúc như kinh nghiệm quốc tếđã chỉ ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38)