Những thiếu sót của quá trình tái cấu trúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40)

Mô hình kinh doanh ngân hàng sau tái cu trúc

Các chỉ tiêu định lượng về số lượng, quy mô, loại hình NH chưa được

định hình trong đề án. Sau khi đọc xong đề án, người đọc có thể yên tâm vì một bức tranh “tươi sáng” của hệ thống NH sẽ lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh ngân hàng sau tái cấu trúc lại chưa được xác định: có hình thành NH

đầu tư không? NH phát triển theo hướng đa năng hay chuyên doanh? Khi mà một trong những yếu kém dẫn đến rủi ro trong hệ thống NH hiện nay là các NHTM đã thực hiện cả chức năng của NH đầu tư, tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản tại một số NH khá lớn, dẫn đến rủi ro trong hoạt động

đầu tưảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh NH, trước khi NHNN có những quy định đểđiều chỉnh chức năng này.

Ngun lc tài chính cho tái cơ cu

Trên quan điểm của đề án tái cấu trúc là khuyến khích các NH tự

nguyện sáp nhập, sáp nhập các NH lớn với NH nhỏđể hỗ trợ NH yếu, NHNN sẽ hỗ trợ thanh khoản trong trường hợp các NH quá yếu kém, không có khả

năng chi trả. Tuy nhiên, chi phí cho toàn bộ quá trình tái cấu trúc chưa được

đề cập đến, từ việc dự tính các tổn thất có thể phát sinh, tới việc xác định các nguồn lực tài chính để thực hiện tái cấu trúc.

Ngay cả khi các NH lớn hỗ trợ các NH yếu sẽ bị ảnh hưởng về tài chính nhất định, sẽ phát sinh những tổn thất về tài chính cho chính các NH lớn. Bên cạnh đó, nguồn tiền ở đâu để NHNN cấp thanh khoản hay hỗ trợ các NH yếu kém trong điều kiện chính cơ quan quản lý tài chính của Chính phủ là Bộ Tài chính cũng không xác định quỹ dành cho tái cấu trúc là bao nhiêu. Theo thông lệ quốc tế, nguồn tài chính cho việc thu dọn/xử lý các NH yếu kém thường được xác định bao gồm: nguồn của các NH khác mua lại, kể cả

việc tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn từ thanh lý tài sản của các NH là đối tượng phải xử lý, nguồn từ chính chủ các NH phải đáp ứng, nguồn từ phát hành trái phiếu chính phủ qua Bảo hiểm tiền gửi, dùng tiền để Chính phủ quốc hữu hóa các NH yếu kém (Hàn Quốc), vực dậy, sau đó bán lại cho tư nhân, thậm chí còn có lãi (FDIC), Chính phủ không tốn chi phí cho việc xử

lý các NH. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ bỏ tiền ra để hỗ trợ các NH yếu kém, như kinh nghiệm của Hàn Quốc,

Chính phủ sẽđưa ra các quy định đểđảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro đạo đức trong quá trình thực hiện. Các ngân hàng được yêu cầu phải cắt giảm về qui mô, nhân viên, chi nhánh, cải thiện năng suất và hiệu quả thì mới được hỗ trợ của Chính phủ trong quá

trình tái cấu trúc. Nếu thua lỗ và yếu kém trong quản lý thì bị buộc phải giảm vốn và thay thế lãnh đạo.

Vai trò ca Công ty mua bán n trong quá trình tái cu trúc

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc có một thị trường mua bán nợ hiệu quả sẽ là một kênh chuyển hóa các tài sản, khoản cho vay chất lượng thấp của NH yếu kém một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong thị trường đó, công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) sẽ là đầu mối xử lý các giao dịch mua bán tài sản và nợ tồn đọng của các NH, DN. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, công ty mua bán nợ Hàn Quốc (KAMCO) đã mua lại đến 32,5 nghìn tỷ

các khoản nợ xấu bằng cách thanh toán trực tiếp dưới dạng phát hành các trái phiếu của KAMCO cho các ngân hàng. KAMCO sẽ mua lại các khoản nợ xấu bằng 45% giá trị sổ sách nếu có thế chấp, và 3% giá trị sổ sách nếu không có thế chấp. Rõ ràng, để có làm tốt vai trò của mình trên thị trường mua bán nợ, công ty mua bán nợ phải có nguồn tài chính, hoặc được phát hành trái phiếu do Chính Phủ bảo lãnh, và có một cơ chế mua bán nợ rõ ràng, trên cơ sở chất lượng của các khoản nợ xấu.

Mãi đến tận cuối tháng 5 năm 2012, sau hơn 5 tháng thực hiện đề án, NHNN mới đề xuất thành lập Công ty mua bán nợ nhằm mua bán nợ xấu trong hệ thống NH, nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng, với giá trị khoảng 100.000 tỷđồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về mô hình tổ chức, nguồn vốn, cơ chế hoạt động, nguyên tắc định giá các khoản nợ cũng như các biện pháp nhằm ngăn chặn sự thao túng của các nhóm lợi ích.

Cơ chế phối hợp giữa cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu Mô hình Ngân hàng Trung ương là đơn vị thực hiện tái cấu trúc cũng thường thấy ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nên thành lập một cơ quan/ủy ban quốc gia về thực hiện tái cấu trúc, trong đó, NHNN là đơn vị đầu mối trực tiếp, có sự tham gia của các bên liên

quan như Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, Công ty mua bán tài sản AMC và cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Khi đó, những khó khăn, hạn chế liên quan đến nguồn lực tài chính cho tái cơ cấu, cơ chế giám sát trong quá trình tái cơ cấu, xử lý và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, xử lý tài sản đảm bảo và nợ xấu, đặc biệt là mối liên hệ giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ

cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, trong bối cảnh tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, sẽ được giải quyết. Võ Trí Thành (2012), cũng đã bổ khuyết những điểm mà đề án chưa đề

cập/còn thiếu, bao gồm: (i) tái cấu trúc hệ thống tài chính theo hướng cân đối hơn thông qua lành mạnh hóa thị trường tín dụng và nâng cao vai trò Thị

trường chứng khoán trong huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, (ii) đổi mới mô hình và cách thức giám sát thị trường tài chính, và (iii) áp dụng rộng rãi chuẩn mực quốc tế và bảo đảm tính trung thực, hiệu lực, chế tài thực thi cao trong áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, báo cáo tài chính quốc tế và hệ thống thống kê, định giá tài sản doanh nghiệp, (iv) tái cơ

cấu thị trường tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40)