ngân hàng
Hoạt động M&A trên thế giới đã ra đời từ rất lâu và phát triển một cách mạnh mẽ với những thành công nhất định và tỷ lệ thất bại khá cao. Nhìn lại lịch sử M&A ngân hàng trên thế giới, kết hợp với tình hình của kinh tế thế
đúc kết một số luận điểm và bài học kinh nghiệm sau để xem xét và áp dụng cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ nhất, hoạt động M&A là một xu thế phát triển mang tính tất yếu khách quan, đòi hỏi các doanh nghiệp, ngân hàng cần nghiên cứu để thích ứng và xem đây như là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, bài học kinh nghiệm từ thực tế của Trung Quốc cho thấy, sự
thành công của các NHTM Trung Quốc trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài dựa vào rất nhiều vào lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với các NHTM trong nước. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu ngân hàng, đặc biệt là ở các ngân hàng Châu Á nên chú ý đến vấn đề này. Các ngân hàng cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi mà phải dựa vào chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của ngân hàng để từ đó hình thành nên giá trị ngân hàng trong tâm trí khách hàng.
Thứ ba, để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động M&A, cần xây dựng một nền tảng pháp lý cơ bản, thống nhất điều chỉnh hoạt động M&A ngân hàng.
Thứ tư, các tổ chức tư vấn cần được tạo điều kiện có đầy đủ thông tin
để có hệ thống cảnh báo sớm đối với các thương vụ M&A ngân hàng và hệ
thống này nếu hoạt động có hiệu quả sẽđưa đến thành công của các vụ M&A ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác.
Thứ năm, khi thực hiện thương vụ M&A ngân hàng, cần xác định rõ mục đích của mình trong chiến lược phát triển dài hạn, chuẩn bị kế hoạch sáp nhập và mua lại một cách cẩn trọng và nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
M&A ngân hàng là hoạt động hết sức phức tạp và nhạy cảm. Các tập
tranh không lành mạnh, lũng đoạn thị trường nhằm đem lại lợi ích cho một bộ
phận những nhà tài phiệt, nhóm nhà đầu tư.
Cùng với xu hướng hòa nhập khu vực, toàn cầu hóa, và tự do hóa thương mại, tài chính, các chính phủ cần phải xem xét mở rộng điều kiện giao dịch tài chính, ngân hàng xuyên quốc gia, tạo điều kiện giao thương và hành lang pháp lý phù hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới.
Đối với các quốc gia phát triển, mạng lưới ngân hàng đã phát triển đến mức bão hòa và tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt, do đó M&A ngân hàng chính là mục tiêu hiệu quả nhằm tận dụng những lợi ích của M&A : giảm chi phí hoạt động nhờ quy mô sẵn có, khuếch trương mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Mô hình M&A những ngân hàng nhỏ lại với nhau, hoặc mua lại những ngân hàng nhỏ hơn và đưa chúng trở thành bộ
phận của những tập đoàn tài chính, ngân hàng đa trụ sở, đa ngành nghề ngày càng trở nên phổ biến để tiến lên con đường trở thành những tập đoàn hùng mạnh trên thế giới.
Ở các nước đang phát triển, hệ thống tài chính ngân hàng còn non trẻ, quy mô nhỏ lẻ, kinh nghiệm ít, sản phẩm còn nghèo nàn, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, M&A ngân hàng là biện pháp cần thiết nhằm tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, sắp xếp, củng cố lại hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu an toàn, hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
M&A là hoạt động chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của bên bị mua lại, bị sáp nhập sang bên đi mua lại; dẫn đến việc chấm dứt hoạt
động của một hoặc cả các bên tham gia. M&A có thể nhằm dẫn đến việc gia tăng về quy mô, giá trị của doanh nghiệp và mang tính tự nguyện, nhưng cũng có thể nhằm tăng tính cạnh tranh, chiếm thếđộc quyền, thôn tính đối thủ
và mang tính thù địch.
M&A ngân hàng là hoạt động tương đối phức tạp và là xu hướng phát triển trong khu vực và thế giới. Đối với những nền kinh tế đang phát triển thì M&A ngân hàng là một công cụ hữu hiệu để củng cố sức mạnh, tăng cường sức cạnh tranh và tận dụng được thời cơ phát triển, nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ bị thôn tính, bị kiểm soát từ những thế lực tài chính quốc tế.
Chủđộng hay bịđộng trong hoạt động M&A là vị thế hết sức nhạy cảm và khó xác định. Đối với những nền kinh tế đang phát triển và gặp nhiều khó khăn, thách thức, thì hoạt động M&A tuy tương đối mới mẻ và còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhưng cũng chính là một phương thức hữu hiệu nhằm cải cách, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hoạt động kinh tế thị trường nói chung và hiệu quả hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng nói riêng.
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM